Chuyên đề Tin học 8 - Làm việc với dãy số trong ngôn ngữ lập trình pascal ở môn Tin học 8
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tin học 8 - Làm việc với dãy số trong ngôn ngữ lập trình pascal ở môn Tin học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
chuyen_de_tin_hoc_8_lam_viec_voi_day_so_trong_ngon_ngu_lap_t.doc
Nội dung tài liệu: Chuyên đề Tin học 8 - Làm việc với dãy số trong ngôn ngữ lập trình pascal ở môn Tin học 8
- Chuyên đề: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ TRONG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL Ở MÔN TIN HỌC 8 CẤU TRÚC TỔNG THỂ CỦA CHUYÊN ĐỀ A.MỞ ĐẦU I. Cơ sở lí luận II. Cơ sở thực tiễn III. Đối tượng và phạm vi của chuyên đề 1. Đối tượng 2. Phạm vi 3. Tổ chức thực hiện B. NỘI DUNG I. Thực trạng 1. Thuận lợi 2. Khó khăn II. Các biện pháp chung 1/ Xây dựng kế hoạch giảng dạy 2/ Một số giải pháp thực hiện a. Cấu trúc của dãy số và biến mảng: b. Một số ví dụ C. KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được: 2. Bài học kinh nghiệm: 3. Ý kiến đề xuất:
- Chuyên đề: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ TRONG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL Ở MÔN TIN HỌC 8 LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ TRONG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL Ở MÔN TIN HỌC 8 A. MỞ ĐẦU: I. Cơ sở lý luận : - Muốn học tập đạt kết quả tốt, ngoài việc bản thân học sinh tích cực học tập, không thể thiếu vai trò hướng dẫn dìu dắt của người thầy. - Để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc lập trình giải quyết các bài toán với dữ liệu kiểu mảng ở bộ môn Tin học vừa đúng với nguyên tắc dạy học ở trường Phổ Thông, vừa đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhằm hình thành cho học sinh tính tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát triển và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin và thích thú học tập cho học sinh. Hiện nay, không ít học sinh lười, học tập thụ động và có không ít phụ huynh thiếu sự quan tâm đến việc học của con em mình. Vì vậy, việc hệ thống các kiến thức về dữ liệu kiểu mảng để giải một số bài tập phải được chú ý đúng mức. II. Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy Pascal là môn học khó đối với các em học sinh Khối 8, vì có một số thuật toán các em chưa được học ở bộ môn Toán, thêm vào đó là các em chỉ sử dụng các câu lệnh bằng Tiếng Anh để thể hiện khi lập trình. Do đó việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính mơ hồ, như bị ép buộc, có nhiều học sinh rất sợ môn Tin học 8 vì tính chất khô khan, khó hiểu trong môn học. Từ thực tế đó chúng tôi không ngừng học hỏi để tìm ra biện pháp khắc phục. Bằng kinh nghiệm trong những năm qua, tôi đã đưa ra những tóm lược cơ bản nhất của các câu lệnh lặp và một số ví dụ mẫu vận dụng cấu trúc lặp để giải quyết có hiệu quả là nhằm giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn và cảm thấy hứng thú trong học tập. III. Đối tượng và phạm vi của chuyên đề 1. Đối tượng: Giáo viên Tin học và học sinh lớp 8 trường THCS Lãng Ngâm
- Chuyên đề: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ TRONG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL Ở MÔN TIN HỌC 8 2. Phạm vi: Các tiết dạy có sử dụng cấu trúc mảng trong lập trình ở chương trình Tin học 8 3. Tổ chức thực hiện: Được áp dụng ngay sau khi tổ chức chuyên đề. B. NỘI DUNG: I. Thực trạng: 1. Thuận lợi: * Nhà trường: - Được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, tạo mọi điều kiện cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. - Nhà trường có các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho dạy và học như: phòng máy vi tính, máy chiếu * Giáo viên: - Được phân công dạy đúng chuyên môn được đào tạo. - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, luôn luôn học hỏi những giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn và tìm cách đổi mới phương pháp dạy học để có kết quả giảng dạy cao nhất. * Học sinh: - Đa số có ý thức học tập, hứng thú trong các tiết học thực hành của môn Tin học. - Một số học sinh có tư duy tốt, có kiến thức Toán vững vàng, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong học tập. * Phụ huynh: - Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình. 2. Khó khăn: * Nhà trường: - Cơ sở vật chất chưa đầy đủ nên khó khăn cho quá trình dạy và học - Nhà trường có hai phòng máy vi tính nhưng số lượng và chất lượng còn hạn chế nên học sinh không có điều kiện thực hành tốt. * Giáo viên: - Giáo viên có tuổi nghề còn ít, kinh nghiệm còn hạn chế nên hiệu quả giảng dạy vẫn chưa cao. * Học sinh: - Ngôn ngữ lập trình là nội dung còn mới và tương đối khó với học sinh THCS nên các em thường không có hứng thú với môn học này.
- Chuyên đề: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ TRONG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL Ở MÔN TIN HỌC 8 - Một số học sinh có kiến thức về môn Toán chưa tốt nên gặp nhiều khó khăn khi viết thuật toán. - Một số thuật toán các em chưa được học ở môn Toán. * Phụ huynh: - Đa số phụ huynh có điều kiện còn khó khăn nên không có máy tính cá nhân để cho con em mình thực hành thêm ở nhà. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. II . CÁC BIỆN PHÁP CHUNG: 1/ Xây dựng kế hoạch giảng dạy: - Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải hướng dẫn phương pháp học tập và nề nếp học ở phòng máy cho học sinh. - Giáo viên chia nhóm học tập cho học sinh, phân nhóm trưởng, hướng dẫn cách hoạt động nhóm và trang bị sổ tay ghi chép cá nhân của học sinh. - Giáo viên cần đầu tư nghiên cứu, mỗi năm cập nhật những phương pháp mới của đồng nghiệp để tích luỹ kinh nghiệm cho việc giảng dạy. - Giáo viên cần dành một thời lượng thích hợp cho việc tổng hợp kiến thức và hướng dẫn học sinh cách nhớ kiến thức cơ bản vừa học ở các tiết học lý thuyết. Cũng như cách tìm hiểu ý nghĩa của mỗi lệnh trong các bài thực hành. - Học sinh phải chuẩn bị đồ dùng học tập, học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Kết hợp với giáo viên Toán để giúp học sinh hiểu hơn một số thuật toán mới và có thể thay thế những thuật toán đơn giản, dễ hiểu hơn. 2/ Một số giải pháp thực hiện: a. Cấu trúc của dãy số và biến mảng: - Cú pháp: Tên mảng: array [ ] [ ] of ; Trong đó: + array, of là các từ khóa. + chỉ số đầu và chỉ số cuối là 2 số nguyên thỏa mãn chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối + kiểu dữ liệu: có thể là integer hoặc real b. Một số ví dụ: * Ví dụ 1 : Viết chương trình cho phép nhập n số và in ra theo thứ tự ngược lại. Ví dụ nhập 3, 5, 7 thì in ra 7, 5, 3.
- Chuyên đề: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ TRONG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL Ở MÔN TIN HỌC 8 - Dùng biến n để lưu lượng số cần nhập. - Dùng mảng để lưu các số vừa nhập. - Cho i chạy từ n về 1 để in các số vừa nhập. * Chương trình minh họa Program mang_1; uses crt; var n, i: integer; M: array[1 100] of real; Begin write('Nhap so n: ');readln(n); for i:=1 to n do Begin write('M[',i,']='); readln(M[i]); end; for i:= n downto 1 do write(m[i],’ ,’); readln End. VD2: Viết chương trình nhập dãy n số và in ra tổng các số lẻ trong dãy số vừa nhập. a. Hướng dẫn: Thực hiện cộng dồn các số lẻ bằng lệnh: if M[i] mod 2 =1 then tong:=tong+M[i] b. Mã chương trình: Program Mang_Tong_Le; uses crt; var i,n:byte; M:array[1 100] of integer; tong:longint; begin write('Nhap so phan tu cua day: ');readln(n); for i:=1 to n do begin write('M[',i,']'); readln(M[i]); end; tong:=0; for i:=1 to n do if M[i] mod 2 =1 then tong:=tong+M[i]; write('Tong cac so le trong day la: ',tong); readln end.
- Chuyên đề: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ TRONG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL Ở MÔN TIN HỌC 8 Bài 3 Viết chương trình nhập n số, xoá số thứ k trong n số vừa nhập.In ra n-1 số còn lại. n= 10 (Nhập 10 phần tử) Ví dụ: Nhập 2, 3, 4, 5, 6, 8, 7, 6, 5, 4. k= 8 (Xoá phần tử thứ 8). In ra: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 7, 5, 4. a. Hướng dẫn: Xoá phần tử k bằng cách ghi đè phần tử thứ k+1 lên nó. b. Mã chương trình: Program Xoa_mang; uses crt; var m:array[1 100] of integer; n,i,k:byte; begin Write('So phan tu cua day: ');readln(n); for i:=1 to n do Begin write('M[',i,']='); readln(M[i]); end; write('Nhap phan tu can xoa: ');readln(k); for i:=k to n-1 do m[i]:=m[i+1]; for i:=1 to n-1 do write(m[i],', '); readln end. c. Nhận xét: Với yêu cầu của bài tập trên chỉ cần kiểm tra chỉ số khi in (VD nếu i = 8 thì không in). Tuy nhiên trong khi sử dụng mảng để lưu dữ liệu giải toán, nhiều khi ta có nhu cầu xóa bớt hoặc chèn thêm phần tử vào dãy. C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ: 1. Kết quả đạt được: - Giáo viên có thể lựa chọn được thuật toán cũng như dữ liệu kiểu mảng phù hợp để giới thiệu cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn. - Khi các em chưa hiểu về làm việc với dãy số, các em thường viết chương trình theo kiểu “soạn thảo” từ sách giáo khoa. Do đó, khả năng vận dụng của các em chưa được phát huy. Sau khi được hướng dẫn kỹ dữ liệu kiểu mảng, các em đã mạnh dạn vận dụng và giải quyết được nhiều bài tập khó, nâng cao khả năng tư duy, làm toán và lập trình một cách hiệu quả. 2.Bài học kinh nghiệm:
- Chuyên đề: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ TRONG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL Ở MÔN TIN HỌC 8 a. Ưu điểm: - Kích thích động cơ học tập của học sinh. - Nâng cao chất lượng dạy và học. b. Nhược điểm: - Một số học sinh yếu kém mất kiến thức căn bản ở môn Toán, thêm vào đó có một số thuật toán các em chưa được học trong chương trình, nên giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, thậm chí mất nhiều thời gian trong việc hướng dẫn các thuật toán cho học sinh. 3. Ý kiến đề xuất: Trong phạm vi là một chuyên đề có thể việc phân tích về nội dung câu lệnh và ví dụ về làm việc với dãy số có thể chưa thật chi tiết và phong phú rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý đồng nghiệp, học sinh để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Lãng Ngâm, ngày 18 tháng 3 năm 2017 Người thực hiện