Đề cương ôn thi cuối kì 2 môn Địa lí 8 (Kết nối tri thức)

docx 4 trang Tuyết Nhung 17/03/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi cuối kì 2 môn Địa lí 8 (Kết nối tri thức)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_cuoi_ki_2_mon_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc.docx

Nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi cuối kì 2 môn Địa lí 8 (Kết nối tri thức)

  1. ĐỀ CƯƠNG ĐỊA 8 CUỐI KÌ 2 BÀI 9 THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM Câu 1. Hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta. - Tính chất nóng ẩm của khí hậu nước ta khiến quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, lớp phủ thổ nhưỡng dày. - Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. + Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và mưa tập trung theo mùa làm cho quá trình rửa trôi các chất badơ dễ hòa tan xảy ra mạnh, dẫn đến tích lũy các ôxít sắt và ôxít nhôm, hình thành các loại đất feralit điển hình ở Việt Nam. + Một số nơi ở trung du và miền núi có sự phân mùa mưa - khô sâu sắc đã làm tăng cường tích lũy ôxít sắt và ôxít nhôm, tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong. - Lượng mưa lớn, tập trung chủ yếu vào 4-5 tháng mùa mưa đã làm gia tăng hiện tượng xói mòn rửa trôi ở vùng đồi núi. Đất bị xói mòn sẽ theo dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa. Câu 2. Trình bày đặc điểm và phân bố của 3 nhóm đất chính ở nước ta. ĐẶC ĐẶC ĐIỂM/PHÂN BỐ TÁC ĐỘNG ĐẤT + Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Đất Feralit có chứa + Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu FERALIT nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng. Đất để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà hình thành trên các đá mẹ khác nhau. phê, cao su, hồ tiêu, ), cây dược liệu (quế, hồi, + Có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, sâm, ). đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn. + Thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: + Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì bưởi, cam, xoài cao nhất. + Phân bố: ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất feralit hình thành trên đá vôi ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ. Hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. ĐẤT - Chiếm 24 % diện tích đất tự nhiên + Trong nông nghiệp: sản xuất lương thực, cây PHÙ SA - Đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của công nghiệp hàng năm và cây ăn quả. sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển, đất có độ + Trong thủy sản: Vùng đất phèn, đất mặn ngập phì cao, rất giàu dinh dưỡng mặn, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn - Phân bố: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung trồng thủy sản. ĐẤT Phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 Thích hợp trồng rừng, cây dược liệu. MÙN đến 1700 m trở lên. NÚI CAO Câu 3 Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất. *Thực trạng: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam khoảng 10 triệu ha, chiếm khoảng 30% diện tích cả nước. Biểu hiện: + Nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng; nguy cơ hoang mạc hoá có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. + Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng. + Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng. * Hậu quả của thoái hóa đất: Thoái hoá đất dẫn đến giảm độ phì đất -> năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, thậm chí đất bị thoái hoá nặng không thể sử dụng cho trồng trọt. => Việc ngăn chặn sự thoái hoá đất, nâng cao chất lượng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp. * Giải pháp: - Bảo vệ rừng và trồng rừng: + Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển; + Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất. - Củng cố và hoàn thiện hệ thống đê biển, hệ thống công trình thủy lợi để duy trì nước ngọt thường xuyên, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, mặn hoá, phèn hoá. - Bổ sung các chất hữu cơ cho đất để cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung các vi sinh vật và làm tăng độ phì nhiêu của đất. Bài tập: Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu các loại đất ở nước ta BÀI 10 SINH VẬT VIỆT NAM Câu 1 Hãy chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam. Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam được thể hiện về thành phần loài gen di truyền và kiểu hệ sinh thái. * Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền:
  2. - Đa dạng về thành phần loài: Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới, trong đó nhiều loài thực vật quý hiếm (Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, nghiến, gỗ gụ ) và động vật quý hiếm (Sao la, voi, bò tót, trĩ ). - Đa dạng về gen di truyền: Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền, * Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái: Các hệ sinh thái ở nước ta phong phú và đa dạng, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, hệ sinh thái tự nhiên dưới nước và hệ sinh thái nhân tạo: - Các hệ sinh thái trên cạn: + Gồm kiểu rừng sinh thái khác nhau, phổ biến nhất là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa với lớp phủ thực vật rậm rạp nhiều tầng, thành phần loài phong phú. + Ngoài ra, còn có: trảng cỏ cây bụi, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao, - Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm: hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt. + Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả các vùng nước lợ), điển hình là rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, đầm phá ven biển, và hệ sinh thái biển chia thành các vùng nước theo độ sâu. + Các hệ sinh thái nước ngọt ở sông suối, ao, hồ đầm. - Các hệ sinh thái nhân tạo hình thành do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản rất đa dạng như: + Hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh, + Hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản, Câu 2. Hãy chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. a, Hiện trạng đa dạng sinh học ở VN: + Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: số lượng cá thể, các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ như: nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu, ); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác, ) + Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu là rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái biển cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người. + Suy giảm nguồn gen: việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã khiến nguồn gen suy b, Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học - Nguyên nhân tự nhiên: Biến đổi khí hậu làm suy giảm đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trọng hơn. - Hoạt động của con người: + Khai thác lâm sản; + Đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư; + Sử dụng động - thực vật hoang dã cho nhu cầu đời sống; + Đánh bắt thuỷ sản quá mức; + Ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt và sản xuất; + Sự xâm nhập của các loài ngoại lai, c) Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học - Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục một số hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và động, thực vật quý hiếm. - Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên - nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật. - Ngăn chặn nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, khai thác và đánh bắt thuỷ sản quá mức. - Xử lí các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của sinh vật. - Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học. Câu 3 DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1943 - 2020 Năm 1943 1983 2020 Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) 14,3 6,8 10,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm) a, Vẽ biều đồ thể hiện diện tích rừng của VN giai đoạn 1943-2020. b, Hãy nhận xét sự biến động diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943 -2020. Trả lời: a. Vẽ biểu đồ: cột b, Nhận xét: Diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam có sự biến động trong giai đoạn 1943 - 2020: + Giai đoạn từ 1943 - 1983: diện tích rừng tự nhiên có xu hướng giảm (7,5 triệu ha) do tác động của chiến tranh, cháy rừng + Giai đoạn từ 1983 - 2020: diện tích rừng tự nhiên có xu hướng tăng (3,5 triệu ha) do nhà nước ta đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và ý thức của người dân đã cao hơn BÀI 11 PHẠM VI BIỂN ĐÔNG VÙNG BIỂN ĐẢO VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Câu 1. Trình bày phạm vi của biển Đông, các nước chung với biển Đông. Phạm vi của Biển Đông:
  3. + Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương trải rộng từ vĩ độ 3 0 N đến vĩ độ 260 B và từ kinh độ 1000Đ đến 1210 Đ. + Biển Đông có diện tích khoảng 3,44 triệu km2 (lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương và thứ ba trên thế giới). + Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. - Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia. Câu 2. Hãy trình bày khái niệm: nội thủy lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo luật biển năm 2012 - Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. - Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. - Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. - Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. - Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa Câu 3. Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu và hải văn ở vùng biển đảo nước ta. * Đặc điểm địa hình: - Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu, - Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung. - Địa hình đảo: + Quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang, Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng), + Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ. + Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô. * Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa. - Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C. + Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch; + Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc. + Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền. - Hướng gió thay đổi theo mùa: + Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế; + Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế. + Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. - Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn. - Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam. * Đặc điểm hải văn: - Độ muối trung bình: khoảng 32%0 - 33%0, biến động theo mùa và theo khu vực. - Dòng biển ven bờ: có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ. + Về hướng chảy: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc. + Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ. - Các vùng nước trồi vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển. - Chế độ thuỷ triều rất đa dạng: + Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ). + Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển (cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long). BÀI 12 MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Câu 1. Đặc điểm - Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh. - Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền.
  4. Câu 2 Trình bày các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam. - Tài nguyên sinh vật ở vùng biển Việt Nam phong phú, có tính đa dạng sinh học cao. + Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm, + Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu. + Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn. - Tài nguyên du lịch: + Bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú, khung cảnh thiên nhiên các đảo đa dạng -> thuận lợi phát triển du lịch biển. + Điểm thu hút khách du lịch là: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang), - Tài nguyên khoáng sản: + Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể (bồn trũng) trong vùng thềm lục địa: bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa. + 35 loại khoáng sản, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển. Có giá trị nhất là ti-tan, cát thuỷ tinh, muối, - Giao thông vận tải biển: Vùng biển Việt Nam có thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông biển. Câu 3. Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. Bản thân em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo? * Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam: - Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. + Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta. + Nhiều hoạt động kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước. + Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Chất lượng nước biển: + Chất lượng nước biển ven bờ, ven các đảo và cụm đảo còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép. + Chất lượng nước biển xa bờ đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm. - Chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven bờ. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo. - Để bảo vệ môi trường biển đảo cần kết hợp nhiều giải pháp như: + Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo; + Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo; + Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo, * Liên hệ: những hành động mà em có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo: - Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái, nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo. - Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật. - Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.