Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 8 - Năm học 2023-2024

docx 5 trang Tuyết Nhung 17/03/2025 790
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 8 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_8_nam_hoc_2023_202.docx

Nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 8 - Năm học 2023-2024

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I lịch sử 8 1.Nguyên nhân,kết quả, ý nghĩa,tính chất, đặc điểm cách mạng tư sản Anh? a. Nguyên nhân - Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu đặc biệt là ngành len dạ. - Xã hội: + Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới. + Phân hóa thành 2 phe đối lập: Một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là tư sản, quý tộc mới, nông dân, bình dân thành thị. => Sự thay đổi về kinh tế và những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội là nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Anh. b.Kết quả, ý nghĩa. + Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh. + Ảnh hưởng và tác động rất lớn đến Châu Âu c. Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. d. Đặc điểm chính: - Cách mạng tư sản Anh do giai cấp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo. - Cách mạng diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến. Sau cách mạng, nước Anh thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 2.Trình bày nguyên nhân,kết quả,ý nghĩa,tính chất của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? * Nguyên nhân - Sâu xa: +Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. + Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc. - Trực tiếp: + Sự kiện tấn công 3 tàu chở chè ở cảng Bô-xtơn tháng 12 – 1773. - Kết quả: Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ - Ý nghĩa: Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
  2. - Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. 3. Hãy nêu kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp. Kết quả - Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hòa, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, xóa bỏ trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Ý nghĩa - Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. - Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái được truyền bá rộng rãi. Tính chất - Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, đã thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến. Đặc điểm - Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ Tổ quốc. 4. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp Anh.Theo em thành tựu nào là tiêu biểu nhất vì sao? * Thành tựu: Năm Tên phát minh Nhà phát minh 1764 Máy kéo sợi Gien-ni Giêm Hagrivơ 1769 Máy kéo sợi chạy bằng sức nước R.Ác-rai 1784 Máy hơi nước Giêm-oát 1785 Máy dệt Ét-mơn-các-rai Đầu TK XIX Xe lửa, đường sắt Xti-phen-xơn - Thành tựu tiêu biểu nhất là: máy hơi nước, vì:
  3. + Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công) + Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm. sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa 5.Trình bày những tác động của cách mang công nghiệp đối với sản xuất và xã hội? a. Tác động tích cực: - Sản xuất: + Nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển + Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành phố đông dân ra đời. + Chuyển xã hội loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp - Xã hội: Hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản nhưng mâu thuẫn nhau b. Tác động tiêu cực: - Ô nhiễm môi trường - Tư sản bóc lột vô sản (nhất là phụ nữ và trẻ em) - Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa 6.Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. Về chính trị: Chia để trị, chính quyền, tầng lớp trên đầu hàng, làm tay sai cho thực dân. + Bộ máy ở trung ương, cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành. Về kinh tế: + Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột, không phát triển công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến. + Mở rộng giao thông phục vụ cho công cuộc khai thác, đàn áp, cướp đoạt ruộng đất đề lập đồn điền, đặt nhiều thứ thuế Về văn hoá: + Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống, thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị. Về xã hội: +có sự phân hoá sâu sắc, một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến câu kết với thực dân. Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề.
  4. + Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 7.Trình bày những nét chính về sự ra đời của vương triều Mạc? - Đến đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy thoái. + Các phe phái phong kiến xung đột, tranh chấp quyết liệt với nhau. + Các cuộc khỏi nghĩa nông dân nổ ra chống lại triều đình. - Mạc Đăng Dung là một võ quan trong triều đã dần thâu tóm quyền hành. - 1527 Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc và thực hiện một số chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội nhằm ổn định, phát triển đất nước. 8. Cuộc xung đột Nam- Bắc triều và Trịnh Nguyễn Hoàn thành bảng thống kê theo nội dung sau? Nội Xung đột Nam- Bắc Xung đột Trịnh –Nguyễn dung triều Người Nam triều: Nguyễn Kim - Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đứng sau đó là con rể Trịnh và họ Trịnh đầu Kiểm - Con trai của Nguyễn kim là Nguyễn Bắc triều: Mạc Đăng Hoàng và họ Nguyễn Dung sau đó là các con kế nghiệp nhà Mạc Nguyên Mạc Đăng Dung ép vua Nguyễn Kim mất, con rể Trịnh Kiểm nhân Lê nhường ngôi. Nguyễn lên thay nắm binh quyền. Con trai Kim lấy danh nghĩa phù Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin Lê diệt Mạc. Xung đột vào trấn thủ Thuận hóa gây dựng sự giữa hai dòng họ dẫn đến nghiệp.Mâu thuẫn giữa hai dòng họ chiến tranh dân đến xung đột Thời 1533-1592 1627-1672 gian Hệ quả Đất nước bị chia cắt, đời Đất nước bị chia cắt thành Đàng sống nhân dân đói khổ Trong với Đàng Ngoài, ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia 9.Trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVII ?
  5. + Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh. + Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên + Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập. + Năm 1698, Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập + Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay 10. Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII. Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào? * Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. + Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo. + Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm các hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này. - Hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII). * Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. => Đây là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.