Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8_co_dap_an.docx
Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I LỚP 8: Thời gian làm bài: 90 phút MA TRẬN Tổng Mức độ nhận thức % Nội Kĩ điểm T dung/đơn năn Vận dụng T vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng g cao thức TN TNK TNK TNK TL TL TL TL KQ Q Q Q 1 Đọc - Truyện hiể 5 0 3 1 0 1 0 60 u 2 Viế - Bài văn t tự sự kết hợp với 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 miêu tả và biểu cảm Tổng số câu 5 1* 3 1* 0 1* 0 1* 11 Tổng điểm 2,5 0.5 1.5 2.0 0 2.5 0 1.0 10 Tỉ lệ % 30% 35% 25% 10% 100
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị nhận thức T Kĩ kiến Mức độ đánh giá Vận T năng thức / Kĩ Nhận Thông Vận dụng năng biết hiểu Dụng cao 1 ĐỌC Truyện Nhận biết: 5TN 3TN 1 TL HIỂU - Nhận biết được phương 1TL thức biểu đạt trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian, nội dung - Xác định được câu ghép Thông hiểu: - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về sự việc trong văn bản. 2. VIẾT Viết bài Viết được bài văn tự sự có văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả và kết hợp biểu cảm với miêu tả và biểu cảm Tổng 5 TN 3 TN 1 1 1 TL TL TL*
- Tỉ lệ % 30% 35% 25% 10% Tỉ lệ chung 65% 35% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. (Theo John Ruskin) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu
- D. Mùa đông Câu 3: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: A. Đi thi chạy. B. Đi diễu hành. C. Đi cổ vũ. D. Chăm sóc y tế cho vận động viên. Câu 4: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? A. Là một em bé. B. Là một cụ già. C. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền. D. Là một người đàn ông mập mạp. Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có công dụng gì: Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. A. Đánh dấu từ ngữ,câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa hàm ý mỉa mai. D. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san dẫn trong câu văn. Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”? A. nhẫn nại B. chán nản C. dũng cảm D. hậu đậu Câu 7: Đoạn văn sau có mấy câu ghép: Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. A. 1 câu B. 2 câu C. 3 câu D. 4 câu Câu 8: Nội dung chính của văn bản là: A.Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi. B.Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy. C. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ. D.Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ. 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 9: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai? Câu 10: Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên? II. VIẾT (4.0 điểm) Kể về một kỷ niệm khiến em nhớ mãi. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 8
- Phần Câu Nội dung Điểm 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 I. Đọc hiểu 8 B 0,5 9 - Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật 0,5 nguyền đã chiến thắng cuộc thi . (Trả lời khác nhưng 0,5 đúng ý vẫn cho điểm tối đa) 10 - Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi 1,0 khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một kỷ niệm 0,25 khiến em nhớ mãi c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả 2.5 và biểu cảm theo gợi ý sau: – Giới thiệu kỷ niệm sâu sắc làm em nhớ mãi. II. Viết – Thời gian, không gian diễn ra kỷ niệm. – Những chi tiết, diễn biến xung quanh kỷ niệm đó. – Kỷ niệm đó mang lại cho em suy nghĩ gì? – Kỷ niệm của em có phải là hồi ức đẹp không? – Những suy nghĩ hiện tại của em về kỷ niệm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0,5 luận; có cách diễn đạt mới mẻ.