Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_lich_su_8_nam_hoc_2022_2023_co.pdf
Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II BẮC NINH NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn: Lịch sử 8 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng: Câu 1. Theo Hiệp ước Hác-măng thì triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất ở A. Bắc Kì và Trung Kì. B. Trung Kì. C. Nam Kì. D. Trung Kì và Nam Kì. Câu 2. Ai là người chỉ huy quân ta chiến đấu chống Pháp bảo vệ thành Hà Nội năm 1882? A. Nguyễn Tri Phương. B. Tôn Thất Thuyết. C. Hoàng Diệu. D. Nguyễn Thiện Thuật. Câu 3. Bản Hiệp ước cuối cùng nhà Nguyễn kí với Pháp là A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác-măng. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 4. Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” vào thời gian nào? A. Ngày 5/7/1885. B. Ngày 7/5/1885. C. Ngày 13/7/1885. D. Ngày 17/3/1885. Câu 5. Phong trào Cần vương giai đoạn 1885-1888 diễn ra với quy mô như thế nào? A. Diễn ra khắp cả nước. B. Diễn ra ở Bắc Kì và Trung Kì. C. Diễn ra ở Trung Kì và Nam Kì. D. Diễn ra ở Trung Kì. Câu 6. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là A. Phan Đình Phùng. B. Nguyễn Thiện Thuật. C. Đinh Công Tráng. D. Hoàng Hoa Thám. Câu 7. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây nổ ra không phải để hưởng ứng “Chiếu Cần vương”? A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 8. Điểm khác biệt cơ bản của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là về A. phương pháp đấu tranh. B. lực lượng chủ yếu. C. thành phần xuất thân của người lãnh đạo. D. kết quả đấu tranh. Câu 9. Lực lượng đưa ra những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là A. quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời. B. nông dân. C. bình dân thành thị. D. tư sản. Câu 10. Từ năm 1863 đến 1871, ai là người đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến nhiều vấn đề của đất nước? A. Trần Đình Túc. B. Nguyễn Huy Tế. C. Nguyễn Trường Tộ. D. Nguyễn Lộ Trạch. Câu 11. Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn vì A. đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ. B. đã dám đòi lật đổ chế độ phong kiến. C. đã dám tấn công vào phái “chủ hoà” trong triều đình. D. đã kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. Câu 12. Nguyên nhân chính làm cho những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không được thực hiện là A. những nội dung cải cách không phù hợp với điều kiện nước ta. B. những nội dung cải cách còn lẻ tẻ, rời rạc. C. nước ta đang bị thực dân Pháp xâm lược. D. triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực, từ chối mọi sự cải cách. 1
- II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Hoàn thành bảng thống kê sau về những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. Tên người/cơ quan Nội dung đề nghị đề nghị cải cách Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền Viện Thương bạc Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Lộ Trạch Câu 2: (4,0 điểm) Trình bày nguyên nhân bùng nổ, tóm tắt các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. === Hết === 2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn: Lịch sử 8 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C D C A A D C A C A D II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu Nội dung Điểm Câu 1 (3,0 điểm) Bảng thống kê về những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. Tên người/cơ quan Nội dung đề nghị đề nghị cải cách Trần Đình Túc, Đề nghị mở cửa biển Trà Lí (Nam Định), đẩy Nguyễn Huy Tế, mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển 0,75 Đinh Văn Điền buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. Viện Thương bạc Đề nghị mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài. 0,75 Nguyễn Trường Tộ Đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp, tài chính, mở rộng ngoại 0,75 giao, cải tổ giáo dục. Nguyễn Lộ Trạch Đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. 0,75 Câu 2 (4,0 điểm) Nguyên nhân bùng nổ: - Tình hình kinh tế nông nghiệp dưới thời Nguyễn sa sút khiến cho nhiều 0,5 nông dân phải rời quê hương đi tìm nơi khác sinh sống. Một số người lên Yên Thế, giữa thế kỉ XIX, lập làng, tổ chức sản xuất. - Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế là mục tiêu 0,5 bình định của chúng. - Nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình. 0,5 Tóm tắt các giai đoạn: Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra từ năm 1884 đến năm 1913, chia làm 3 giai 0,25 đoạn: - Giai đoạn 1884 - 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ chưa có 0,75 sự chỉ huy thống nhất. Từ năm 1892, Hoàng Hoa Thám trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào. - Giai đoạn 1893 - 1908: Thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ 0,75 sở - Giai đoạn 1909 - 1913: Thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công quy 0,75 mô lên Yên Thế. Sau khi Đề Thám bị sát hại (10/2/1913), phong trào tan rã. 3