Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Vật lí 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Vật lí 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_vat_li_8_nam_hoc_2022_2023_co.pdf
Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Vật lí 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lí 8 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng: Câu 1: Trên một động cơ có ghi 1000W. Con số đó chỉ: A. Khối lượng của động cơ là 1000kg. B. Công mà động cơ sinh ra trong 1h là 1000J. C. Công mà động cơ sinh ra trong 1s là 1000J. D. Trọng lượng của động cơ là 1000N. Câu 2: Một máy cày trong 3 phút thực hiện được một công là 9414J. Công suất của máy là: A. 3138W. B. 523W. C. 52,3J. D. 52,3W. Câu 3: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ. B. Nhiệt năng. C. Khối lượng. D. Thể tích. Câu 4: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước ta thu được hỗn hợp có thể tích: 3 3 A. Nhỏ hơn 200cm . B. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 200cm . 3 3 C. Lớn hơn 200cm . D. Bằng 200cm . Câu 5: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đang đun đến người đứng gần bếp lò. C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn. Câu 6: Cho hai vật A và B tiếp xúc với nhau, kết quả tính toán cho thấy vật A nhận được nhiệt lượng là 60J và không có sự trao đổi nhiệt ra môi trường bên ngoài. Thông tin nào sau đây không đúng? A. Trước khi tiếp xúc, vật B có nhiệt độ cao hơn vật A. B. Sau khi quá trình trao đổi nhiệt kết thúc, vật B mất một nhiệt lượng là 60J. C. Sau khi quá trình trao đổi nhiệt kết thúc, nhiệt độ của hai vật bằng nhau. D. Không đủ dữ kiện để so sánh nhiệt độ của hai vật A và B trước khi tiếp xúc với nhau. Câu 7: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật? A. Q = mc(t2 – t1) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối. B. Q = mc(t1 – t2) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối. C. Q = mc(t1 + t2) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối. D. Q = mc∆t với ∆t là độ tăng nhiệt độ. Câu 8: Trong cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng? A. Đồng, không khí, nước. B. Đồng, nước, không khí. C. Nước, đồng, không khí. D. Không khí, đồng, nước. 1
- Câu 9: Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để: A. Giảm ma sát với không khí. B. Giảm sự dẫn nhiệt. C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa. D. Ít hấp thụ bức xạ nhiệt của Mặt Trời. Câu 10: Vì sao người ta thường dùng chất liệu sứ để làm bát ăn cơm? A. Vì sứ không dẫn điện. B. Vì sứ dẫn nhiệt không tốt. C. Vì sứ làm cơm ngon hơn. D. Vì sứ dẫn nhiệt tốt. Câu 11: Ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi A. Khối lượng của vật. B. Khối lượng riêng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 12: Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi: A. Hai vật có nhiệt năng khác nhau. B. Hai vật có khối lượng khác nhau. C. Hai vật có nhiệt độ khác nhau. D. Hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) a. Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng? b. Cọ xát chiếc thìa nhôm vào miếng giấy ráp, một lúc sau thìa nhôm nóng lên, có thể nói thìa nhôm nóng lên là do nó đã nhận được một phần nhiệt lượng không? Vì sao? Câu 2: (1,5 điểm) Có hai cốc chứa cùng một khối lượng nước, một cốc chứa nước ấm, một cốc chứa nước lạnh. Cho vào mỗi cốc một lượng đường như nhau rồi khuấy đều. Hỏi đường ở cốc nào tan nhanh hơn? Tại sao? Câu 3: (3,5 điểm) 0 Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 240g, đựng 1,75 lít nước ở nhiệt độ 24 C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là c1 = 880J/kg.K, c2 = 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3. a) Muốn đun sôi ấm nước trên cần cung cấp cho ấm nước một nhiệt lượng là bao nhiêu? b) Để có nước ấm người ta đổ 1,75 lít nước sôi vừa đun vào một chậu chứa 8,75kg nước ở 240C. Tính nhiệt độ của nước khi có sự cân bằng nhiệt? Bỏ qua khối lượng của chậu và sự tỏa nhiệt của nước ra ngoài môi trường. === Hết === 2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lí 8 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp C D C A C D B B D B C D án II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm Câu 1 (2,0 điểm) A Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá 0,5 trình truyền nhiệt Đơn vị: J 0,5 B Không 0,5 Vì thìa nhôm nóng lên là do quá trình thực hiện công 0,5 Câu 2 (1,5 điểm) - Đường ở cốc nước ấm tan nhanh hơn. 0,5 - Vì nhiệt độ ở cốc nước ấm cao hơn cốc nước lạnh nên các phân tử nước và đường ở cốc nước ấm chuyển động nhanh hơn các phân tử nước và đường ở cốc 1,0 nước lạnh, làm cho đường trong cốc nước ấm tan nhanh hơn. Câu 3 (3,5 điểm) −3 a Khối lượng của nước: m2 = DV =1000.1,75.10 =1,75(kg) 0,5 Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào để tăng nhiệt độ từ 240C lên 1000C: 0,5 Q1 = m1c1(t2 −t1) = 0,24.880(100 − 24) =1605,2(J) Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 240C lên 1000C: 0,5 Q2 = m2c2 (t2 −t1) =1,75.4200.(100 − 24) = 558600(J) Nhiệt lượng cung cấp cho ấm nước trên để nước sôi: 0,5 Q = Q1 +Q2 =1605,2+558600 = 574651,2(J) b Nhiệt lượng do 1,75kg nước sôi tỏa ra để hạ nhiệt độ là: 0,5 Q3 = m2c2 (t2 −t) =175.c2.(100 −t) 3
- Nhiệt lượng do 8,75kg nước thu vào để nóng lên là: 0,5 Q4 = m3c2 (t −t1) = 8,75c2 (t − 24) Theo phương trình cân bằng nhiệt: Q3 = Q4 1,75.c2 .(100 − t) = 8,75c2 (t − 24) t 36,70 C 0,5 Học sinh trình bày theo các khác, đảm bảo đúng khoa học, chính xác vẫn cho điểm tối đa. Điểm của bài thi làm tròn tới 0,5. 4