Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn 8 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_8_co_dap_an.docx
Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn 8 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NGỮ VĂN 8: Thời gian làm bài: 90 phút MA TRẬN Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc - Truyện hiểu 5 0 3 1 0 1 0 60 2 Viết Văn tự sự 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Tổng số câu 5 1* 3 1* 0 1* 0 1* 11 Tổng điểm 2,5 0.5 1.5 2.0 0 2.5 0 1.0 10 Tỉ lệ % 30% 35% 25% 10% 100
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị nhận thức T Kĩ kiến Mức độ đánh giá Vận T năng thức / Kĩ Nhận Thông Vận dụng năng biết hiểu dụng cao 1 ĐỌC Truyện Nhận biết: 5TN 3TN 1 TL HIỂU - Nhận biết được đề tài, chi 1TL tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện. - Xác định được từ đơn, từ phức, từ láy và biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của biện pháp tu từ. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm.
- 2. VIẾT Văn tự Nhận biết: sự Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. Tổng 5 TN 3 TN 1 1 1 TL TL TL* Tỉ lệ % 30% 35% 25% 10% Tỉ lệ chung 65% 35% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!” – Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ, mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn hai mươi năm nay” – một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: Đôi tai của tâm hồn. (Theo Hoàng Phương – Sống đẹp) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8: Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Truyện B. Kí C. Tuỳ bút D. Tản văn Câu 2. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng. B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. C. Vì cô không có quần áo đẹp. D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc trong câu văn: Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn.
- A. Nhân hoá B. So sánh C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 4. Cụ già đã làm gì cho cô bé? A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn. C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát. D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ. Câu 5. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát. B. Cụ già tốt bụng. C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”. Câu 6. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? A. Suy nghĩ và khóc một mình. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi. Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện? a. Là một người kiên nhẫn. b. Là một con người hiền hậu. c. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác. d. Là một người biết lắng nghe. Câu 8. Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau khiến cô bé trở thành một ca sĩ? a. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. b. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. c. Vì cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. d. Vì cô bé rất thích hát. 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 9. Nêu ý nghĩa của tình huống bất ngờ trong văn bản trên? Câu 10: Bài học mà em tâm đắc nhất khi đọc xong văn bản? (Viết câu trả lời bằng 3 đến 5 dòng) II. VIẾT (4.0 điểm) ĐÈ : Kể lại chuyến thăm quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 8 Phần Câu Nội dung Điểm
- 1 A 0,5 2 B 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 C 0,5 7 C 0,5 8 B 0,5 9 - Tình huống bất ngờ trong câu chuyện trên là: Cô gái sững 1,0 người khi nhận ra người bấy lâu nay luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại là một ông cụ bị điếc. I. Đọc -Ý nghĩa của tình huống: Ông cụ đã nghe giọng hát của cô hiểu gái không phải bằng đôi tai thông thường mà bằng tâm hồn và trái tim của mình – tâm hồn và trái tim giàu tình yêu thương 10 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. + Trước khó khăn, thử thách con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh. + Tình yêu thương sẽ làm nên những điều kì diệu đối với con người. + Phải luôn nỗ lực, rèn luyện chăm chỉ, tin vào bản thân thì mới có thể đạt được thành công - a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu 0,25 cảm về một kỉ niệm tuổi thơ em nhớ mãi Mở bài: - Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa: + Bác Hồ là người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, Bác đã II. Viết mang đến ánh sáng của tự do, độc lập cho dân tộc Việt Nam. + Em vẫn luôn mong được một lần đến thăm nơi Bác yên nghỉ. - Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: Em rất háo hức và mong chờ chuyến đi để được gặp người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thân bài: 1. Chuyến đi thăm quan do ai tổ chức - Mục đích của chuyến tham quan - Trường em tổ chức cho các lớp đi thăm lăng Bác.
- - Chuyến đi nhằm mục đích giúp chúng em hiểu thêm về công lao, cuộc sống, phong cách làm việc của Bác - Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. 2. Chuyến đi bắt đầu như thế nào - Trên đường đi - Sáng sớm em đã thức dậy chuẩn bị, thời tiết thật đẹp, những chú chim đang hót líu lo đón chào tia nắng đầu tiên của ngày mới. - Em được mẹ đưa đến trường, tập trung theo lớp và lên xe ô tô đã phân công sẵn theo từng lớp. - Đoàn xe đã bắt đầu chạy. Hai bên đường, những hàng cây cao vút đang rì rào như đón chào chúng em. Nhiều người dân đang tập thể dục trên đường, những hàng quán đã nhộn nhịp chuẩn bị mở cửa. - Trên xe, chúng em hát những bài hát về Bác và được chơi một số trò chơi để hiểu thêm về cuộc sống, tính cách của Bác. - Sau khoảng 2 tiếng, đoàn chúng em đã có mặt ở lăng Bác. 3. Diễn biến chuyến tham quan a. Quang cảnh chung và cảm xúc khi mới đặt chân đến lăng Bác - Em rất vui mừng khi đặt chân đến lăng Bác, bao mệt mỏi dường như tan biến hết. - Trước cửa lăng rất đông người, nhưng không khí rất yên tĩnh, trang nghiêm. - Lăng Bác nằm trên một khoảng đất rộng lớn và rợp mát bằng các vạt cỏ xanh. b. Chuẩn bị vào thăm lăng - Trước lăng có hàng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh”, hai bên là hai hàng tre cao thẳng và vững chãi như thể chính mỗi người dân Việt Nam đang ngày đêm đứng bên Bác - Xung quanh lăng là Quảng trường Ba Đình mênh mông, có cột cờ với màu cờ đỏ sao vàng đang tung bay theo gió. - Trước cửa đi vào lăng Bác có những chú bộ đội trong cảnh phục đứng canh gác nghiêm trang. - Chúng em và các đoàn du khách vào thăm lăng Bác yên lặng xếp hàng trong không khí trang nghiêm, thành kính. Không ai bảo ai, chúng em đều im lặng và xếp hàng nghiêm chỉnh chờ đến lượt vào thăm Bác. c. Đi vào thăm lăng Bác - Cửa lăng rộng rãi và sạch sẽ, quanh co đưa chúng em vào với Bác. - Không khí trong Lăng tĩnh lặng và trang nghiêm, thành kính. - Dòng người chậm rãi di chuyển, mắt hướng về nơi Bác đang an nghỉ. Bác nằm đó, bình yên trong giấc ngủ, vẻ mặt an tĩnh. - Em cảm thấy thật xúc động. Em thấy mọi người đều nghẹn ngào khi được gần Bác đến thế. - Chúng em dường như cảm nhận được lời nhắc nhở của Bác đang vang vọng đâu đây.
- d. Đi thăm Phủ Chủ tịch - Rời Lăng, mấy anh chị hướng dẫn viên đưa đoàn vào thăm Phủ Chủ tịch. Con đường mát rượi với nhiều cây cối, có cây đã được Bác trồng khi còn sống. - Ngôi nhà sàn Bác Hồ được làm bằng gỗ, ao cá Bác Hồ có rất nhiều những chú cá vàng đang bơi lội. - Nhà Bảo tàng có các dụng cụ sinh hoạt của Bác như: đôi dép cao su, cây gậy tre, cái mũ cối, bộ quần áo vải sờn, chiếc giường Bác ngủ, chiếc bàn ăn, chiếc ghế Bác ngồi 4. Trải nghiệm những hoạt động văn hóa tại địa điểm văn hóa - Chúng em được nghe hướng dẫn viên kể lại từng câu chuyện liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt của Bác. - Chúng em được xem lại từng đoạn phim tư liệu quý giá về cuộc đời của Bác. Như thể Bác vẫn còn đang ở quanh đây với chúng em vậy. 5. Kết thúc chuyến đi và suy nghĩ, tình cảm của em - Trên đường về, em nhớ mãi những cảm xúc thành kính và tự hào trong chuyến đi vừa qua. - Những trải nghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về con người, cuộc sống sinh hoạt giản dị của Bác; về sự vĩ đại của Bác. Kết bài: - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan: Chuyến đi kết thúc để lại trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bản thân em những bài học đáng quý. Em càng thêm yêu quý, tự hào vì đã được là một người dân Việt Nam, là một người cháu ngoan của Bác Hồ vĩ đại. - Liên hệ bản thân (Mong muốn, lời hứa): Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắng rèn luyện, noi gương Bác Hồ kính yêu. c. Triển khai vấn đề đảm bảo các yêu cầu sau: 2.5