Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

docx 8 trang Tuyết Nhung 27/12/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8_co_dap_an.docx

Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NGỮ VĂN 8: Thời gian làm bài: 90 phút MA TRẬN Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc - Truyện hiểu 5 0 3 1 0 1 0 60 2 Viết Văn tự sự 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Tổng số câu 5 1* 3 1* 0 1* 0 1* 11 Tổng điểm 2,5 0.5 1.5 2.0 0 2.5 0 1.0 10 Tỉ lệ % 30% 35% 25% 10% 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị nhận thức T Kĩ kiến Mức độ đánh giá Vận T năng thức / Kĩ Nhận Thông Vận dụng năng biết hiểu dụng cao 1 ĐỌC Truyện Nhận biết: 5TN 3TN 1 TL HIỂU - Nhận biết được đề tài, chi 1TL tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện. - Xác định được từ đơn, từ phức, từ láy và biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của biện pháp tu từ. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm.
  3. 2. VIẾT Văn tự Nhận biết: sự Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. Tổng 5 TN 3 TN 1 1 1 TL TL TL* Tỉ lệ % 30% 35% 25% 10% Tỉ lệ chung 65% 35% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm
  4. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi? Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc - Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiển, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai, rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài của ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi: - Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo: - Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm: - Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết Một người như thế ấy! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người nhịn
  5. ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết! chứ không chịu bán đi một sào ”. (Lão Hạc, Nam Cao -Ngữ văn 8 tập 1). 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8: Câu 1: Truyện ngắn Lão Hạc đã được nhà văn Nam Cao sáng tác theo thể loại nào? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Truyện dài Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích viết về vấn đề gì? A. Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và những phẩm chất quý báu tiềm tàng của họ. B. Cuộc sống thiếu thốn, nghèo khổ đến cùng cực của người nông dân. C. Tình cảm cảm động của con người đối với con vật trong hoàn cảnh cuộc sống khó khăn. D. Tình cảm của người cha luôn quan tâm và thương yêu con hết mực. Câu 3: Trong đoạn trích Lão Hạc, nhân vật lão Hạc được khắc họa là một người như thế nào? A. Là một người nông dân sống ích kỉ, chỉ lo cho bản thân mình, sẵn sàng bán rẻ người khác. B. Là một người nông dân có số phận đau thương, yêu thương con tha thiết và có những phẩm chất vô cùng cao quý. C. Là một người nông dân có thái độ sống cao thượng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. D. Là một người nông dân gàn dở, ngu ngốc, bần tiện. Câu 4: Nhân vật nào đã trở thành chỗ dựa tinh thần, trở thành bạn thân của lão Hạc? A. Binh Tư và thằng Xiên. B. Thằng Xiên và thang Mục. C. Ông giáo và con Vàng.
  6. D. Ông giáo và Binh Tư. Câu 5: Lúc về già nhân vật lão Hạc không gặp phải khó khăn nào sau đây? A. Lão bị một trận ốm thập tử nhất sinh, người trở nên gầy yếu hơn. B. Con trai lão đòi cưới vợ nhưng lão không đủ tiền lo cho nó. C. Trận bão phá sạch hoa màu trong vườn mà lão bỏ bao công sức để vun trồng. D. Không ai thuê mướn lão nữa vì lão đã quá già yếu, vì thế lão không có cái ăn. Câu 6: Sự xuất hiện của nhân vật Binh Tư có tác dụng nêu bật đức tính gì ở lão Hạc? A. Lão rất biết tận dụng thời cơ để cải thiện đời sống. B. Lão Hạc rất hiền lành, không quan tâm đến chuyện hàng xóm. C. Lão Hạc trước sau vẫn sống một cuộc đời đạm bạc, thật thà và lương thiện. D. Lão Hạc rất yêu thương con và yêu thương con chó Vàng. Câu 7: Đoạn văn sau có từ tượng hình nào: “Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” A. co rúm, nghẹo, móm mém. B. hu hu, co rúm, nghẹo, móm mém. C. hu hu, co rúm, móm mém. D. co rúm, móm mém. Câu 8: Nguyên nhân sâu xa nào khiến lão Hạc quyết định chọn cái chết bằng cách ăn bả chó? A. Lão Hạc quá ân hận vì đã trót lừa bán đi con chó thân thiết. B. Lão Hạc không có tiền để nộp thuế cho bọn quan lại. C. Vì lão Hạc không còn tiền để sinh sống và không muốn làm phiền mọi người. D. Vì lão Hạc rất thương con, lão nghĩ mình chết đi sẽ dành dụm được thêm cho anh con trai một số vốn. 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 9. Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào qua đoạn kết trên? Câu 10: Cảm nhận của em về tâm trạng của lão Hạc được thể hiện trong đoạn văn trên (Trình bày 3- 5 câu) II. VIẾT (4.0 điểm) ĐỀ : Viết bài văn kể lại chuyến thăm quan khu di tích lịch sử đáng nhớ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 8 Phần Câu Nội dung Điểm 1 B 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 I. Đọc 4 C 0,5 hiểu 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 D 0,5
  7. 9 Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc qua 1,0 đoạn kết trên; đồng cảm, xót xa trước cái chết đau đớn của lão Hạc, trân trọng nhân cách của lão Hạc 10 - HS cảm nhận được tâm trạng của lão Hạc: Tập trung nêu 1,0 cảm nhận về tâm trạng đau đớn, buổn khổ của lão Hạc khi bán cậu Vàng . a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu 0,25 cảm về một lần em mắc lỗi với thầy cô giáo - Biết kết hợp tốt với các yếu tố miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện. c. Triển khai vấn đề đảm bảo các yêu cầu sau: 2.5 Bài viết tham khảo Cuộc đời mỗi con người là những chuyến đi dài ngắn khác nhau. Sau mỗi chuyến đi ấy, chúng ta lại đón nhận thêm được nhiều điều mới mẻ. Tôi may mắn được tham gia rất nhiều chuyến tham quan, nhưng chuyến tham quan mà tôi nhớ nhất là chuyến tham quan Mai Châu – Hòa Bình năm ngoái. Chuyến đi giúp chúng tôi khám phá vẻ đẹp quê hương đất nước và bồi dưỡng tình cảm với mảnh đất xinh đẹp này. Thời điểm cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm học lớp 7, lớp chúng tôi tổ chức một chuyến đi tham quan xa 2 ngày 1 đêm. Thông báo đột ngột đến khiến cả lớp bất ngờ và vô cùng vui sướng. Đứa nào đứa ấy đều nôn nóng, rối rít chuẩn bị đồ đạc. Hai ngày sau đó, II. Viết chúng tôi xuất phát. Xe du lịch chầm chậm rời khỏi nội thành thủ đô, ánh nắng khuất dần sau những tòa nhà cao chót vót. Khói bụi và tiếng còi xe ồn ào cũng biến mất dần ở phía sau, xe đưa chúng tôi băng qua những con đường bóng cây xanh rợp mắt. Đến gần trưa, núi đồi và những rừng cây xanh mát nhanh chóng choáng ngợp trước tầm mắt háo hức của chúng tôi. Hòa Bình đã chập chững bước chân sang mùa đông nên càng lên cao, những hạt mưa li ti càng lất phất. Chúng tôi nghỉ chân tại Đào Thung Khe (Đèo đá trắng). Đứng trên đèo nhìn xuống, tôi nhìn thấy toàn cảnh thung lũng Mai Châu từ trên cao. Bác tài còn nói, một ngày ở Thung Khe cũng như trải qua 4 mùa trong năm vậy. Xe lại lăn bánh, bác tài xế vừa cẩn thận cầm lái vừa giải thích một chút địa hình nơi này, những dãy núi đá đỏ gạch kia, mỗi lần mưa bão lại sụp xuống, gây bao nguy hiểm cho người đi đường và người dân nơi đây. Xe đi qua những dãy đồi trồng mía, trồng cam – giống cam Cao Phong nổi tiếng, những ngôi nhà sàn rồi dừng lại ở một dãy nhà sàn được dùng cho du khách đến tham quan. Dưới sư hướng dẫn của cô chủ nhiệm, thầy phụ trách và các bác phụ huynh, chúng tôi thu dọn đồ đạc và nghỉ ngơi một chút.
  8. Chiều đến, một thiếu nữ xinh xắn mặc trang phục người Mèo đến hướng dẫn đoàn tham quan chúng tôi. Chị ấy mặc váy xòe rực rỡ, nói giọng miền Bắc lại vô cùng tốt. Lần lượt dẫn chúng tôi đến các điểm tham quan. Mai Châu vào tháng 10, 11, 12 ngập tràn những cánh rừng hoa đào, hoa mận trắng xóa. Địa điểm đầu tiên là Bản Lác và bản Poom Coọng - 2 làng du lịch lớn nhất và đông đúc nhất ở Mai Châu. Đến đây, chúng tôi được thưởng thức đặc sản Mai Châu, mua quà lưu niệm và khám phá những nét văn hóa, đời sống, lễ hội của người dân Mai Châu. Đi hết hai bản này trời cũng sập tối, đoàn trở về nhà sàn, ăn uống, vui chơi. Trong đêm hôm ấy, lũ chúng tôi lần đầu tiên nằm cạnh bên nhau, thì thầm nhỏ to những câu chuyện bí mật. Sáng sớm hôm sau, tôi giật mình nghe tiếng gà như tiếng gà ở những miền quê, không khí Mai Châu yên bình và trong lành vô cùng. Chúng tôi đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi lại lên những chiếc xe điện, tiếp tục tham quan. Nơi chúng tôi đến là Hang Mỏ Luông và Hang Chiều - 2 quần thể hang động lớn và đặc sắc ở Mai Châu. Bước vào hang động, tôi ngỡ ngàng nhìn ngắm những nhũ đá hàng nghìn năm tuổi, nhiều hình thù và màu sắc cực đẹp, không thua gì nhũ đá ở Phong Nha Kẻ Bàng. Xe điện chầm chậm chạy qua những bản làng của người dân tộc, những cánh đồng lúa bao la dần ngả vàng, người dân nơi đây dõi mắt theo xe. Cuộc sống của họ còn rất nhiều khó khăn. Nhìn những thiếu nữ còn ít tuổi đã hai tay ôm hai đứa trẻ, lòng tôi trào dâng niềm thương cảm. Trên con đường về nhà sàn, chúng tôi gặp cả những gia đình người nước ngoài, họ vui vẻ đạp xe, thân thiện vẫy tay chào chúng tôi. Cuộc vui nào cũng đến hồi kết, chúng tôi dạo quanh những khu bán đồ của người dân địa phương, mua quà lưu niệm. Những ống cơm lam thơm ngọt ngào, những vật dụng, trang phục thổ cẩm xinh đẹp khiến mọi người nhìn không chớp mắt. Tạm biệt Mai Châu, xe ngược đường quay lại thủ đô. Điều đặc biệt trong chuyến đi ấy là trên đường về, chúng tôi còn được tự tay vào những vườn cam Cao Phong, hái những quả cam tươi để mang về. Hà Nội náo nhiệt lại gần ngay trước mắt. Chúng tôi mỗi người ôm một món quà của Mai Châu, mang theo một ấn tượng riêng về thiên nhiên và con người Mai Châu, lòng tự nhủ sẽ lần nữa về tham quan nơi bản làng xinh đẹp ấy. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,5 cách diễn đạt mới mẻ.