Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Công nghệ 8 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Công nghệ 8 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_cong_nghe_8_nam_hoc_2023_2024.docx
HDC-CN 8-KTGHKII 23-24.docx
Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Công nghệ 8 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- UBND THÀNH PHỐ TỪ SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023–2024 Môn: Công nghệ - Lớp 8 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau. Câu 1: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay. C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc. D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay. Câu 2: Dũa dùng để: A. Tạo độ nhẵn trên bề mặt nhỏ B. Tạo độ phẳng trên bề mặt nhỏ C. Khi khó làm trên các máy công cụ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa? A. Kẹp vật cưa đủ chặt. B. Lưỡi cưa căng vừa phải. C. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn. D. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vì mạt cưa dễ bắn vào mắt. Câu 4: Chiều rộng của thước lá là? A. Dưới 10 mm. B. Trên 25 mm. C. Từ 10 đến 25 mm. D. 30 mm. Câu 5: Đặc điểm của kĩ sư cơ khí là gì? A. Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị. B. Thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế. C. Lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ. D. Lập bản vẽ xây dựng. Câu 6: Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực cơ khí là: A. Yêu thích công việc. B. Đam mê máy móc. C. Chịu được áp lực công việc. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 7: Biển báo nào sau đây cho biết khu vực có điện? C. D. A. B.
- Câu 8: Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là: A. Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện B. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện. C. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 9: Khi có dòng điện đi qua cơ thể người sẽ làm cho cơ thể bị tổn thương vùng nào? A. Bắp thịt, cơ bị co quắp. B. Tê liệt tuần hoàn máu. C. Tê liệt hệ hô hấp. D. Cả 3 vùng trên. Câu 10: Đâu là trang bị bảo hộ an toàn điện? A. Ủng cách điện. B. Tua vít. C. Bút thử điện. D. Kìm điện. Câu 11: Bước đầu tiên cần thực hiện khi gặp người bị tai nạn điện là gì? A. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. B. Sơ cứu nạn nhân. C. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. D. Đợi người lớn đến xử lí. Câu 12: Điền từ còn thiếu trong đoạn thông tin sau: Cách thực hiện hà hơi thổi ngạt vào miệng như sau: Một tay bịt , một tay kéo hàm xuống dưới để mở nạn nhân. Sau đó hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi mạnh. A. Mũi, miệng. B. Miệng, mũi. C. Mắt, miệng. D. Mặt, mũi. Câu 13: Khi nhà bị ngập nước hoặc nhìn thấy dây điện bị rơi xuống đất cần làm gì? A. Chạy ra khỏi nhà. B. Ngắt nguồn điện. C. Mặc kệ. D. Nhấc dây lên cao. Câu 14: Cấu trúc mạch điện có: A. Nguồn điện. B. Thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ. C. Phụ tải. D. Mạch điện gồm cả 3 ý trên. B. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 15: (2 điểm) Để đảm bảo an toàn điện, khi sử dụng cần chú ý điều gì? Câu 16: (1 điểm) Cho bộ truyền động đai gồm: Bánh dẫn có đường kính 30 cm, quay 120 vòng/phút; bánh bị dẫn quay 240 vòng/phút. a. Tính tỉ số truyền. b. Tính đường kính bánh bị dẫn. Hết