Đề kiểm tra Ngữ văn 8 (Đề 2) (Có đáp án)

docx 7 trang Tuyết Nhung 27/12/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn 8 (Đề 2) (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_ngu_van_8_de_2_co_dap_an.docx

Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 (Đề 2) (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng Nội Nhận Thông Vận dụng % Kĩ dung/đơn Vận dụng TT biết hiểu cao điểm năng vị kiến TN TN TN TN thức TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ 1 Đọc Truyện hiểu lịch sử 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Kể về một chuyến 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đi Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% II. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến Nhận Vận hiểu dụng thức biết dụng cao 1 Đọc Truyện Nhận biết: 3TN 2TL hiểu lịch sử - Nhận biết đề tài, 5TN bối cảnh, chi tiết tiêu biểu. - Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật. Thông hiểu:
  2. - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Xác định được câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản. - Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý. Vận dụng: - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. 2 Viết Kể về Nhận biết: Nhận một biết được yêu cầu chuyến đi của đề về kiểu bài kể về chuyến đi. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, 1TL* về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản ) Vận dụng: Viết được một bài văn kể về một chuyến đi có trình tự hợp lí, có yếu tố tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. trong quá trình viết có sử dụng thuyết
  3. minh các hoạt động, sự kiện. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn điểm ấn tượng để kể, có biểu cảm tốt để người đọc thấy hấp dẫn. Tổng 3TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: - Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? [ ] Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng [ ] - Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi [ ]. Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp. [ ] Bây giờ, anh đi đâu? - Anh đi An-khê. Liêu mở tròn hai con mắt lớn: - Đi An-khê làm chi? Anh không sợ thằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá: - Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. Anh đi coi thử đánh có được không Thôi, ông trời lên cao rồi, anh đi cho kịp.[ ] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá,cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng. Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen: - Núp con người tốt,biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con
  4. người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm! (Trích, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai? A. Là mai Du B. Là mai Liêu C. Là Núp D. Là già làng Câu 3. Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh câu chuyện. A. Dân làng Ba-na đứng lên chống Pháp. B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh. C. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Pháp. D. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Mỹ. Câu 4. Vì sao cô gái mai Du lại cố gắng suốt lúa thật nhiều? A. Vì mai Du suốt lúa chưa được nhiều. B. Vì nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa. C. Vì nếu không có đủ lúa ăn sẽ phải vào rừng. D. Cả A,B,C. Câu 5. “Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi” chứng tỏ làng Kông-hoa: A. Kiên cường, coi Pháp chính là kẻ thù, không cần nghe lời. B. Sợ Pháp nên bỏ chạy. C. Không hiểu tình hình đất nước. D. Gan dạ. Câu 6. Đoạn văn này cho em biết gì về bản chất của kẻ thù: “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm ”? A. Thực dân Pháp xảo quyệt B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, chúng coi rẻ tính mạng con người, chỉ lăm le chiếm đóng, thống trị dân ta. C. Thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta. D. Thực dân Pháp tàn ác. Câu 7. Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An - Khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì? A. Núp lúc là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn vì anh biết muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu rõ ràng cặn kẽ.
  5. B. Núp khao khát được đánh giặc. C. Núp muốn lập công. B. Núp quá liều lĩnh. Câu 8. Vì sao già làng như bok Pa, bok Sung lại thương và khen Núp? A. Vì Núp mồ côi cha nhưng khỏe mạnh, chăm chỉ. B. Vì Núp làm rẫy rất giỏi. C. Vì Núp rất tốt bụng với mọi người, già làng nói thì biết nghe lời. D. Cả A,B,C. Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Qua những điều em biết ở văn bản trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Núp? Câu 10. Thông qua nhân vật Núp, em có thêm những kinh nghiệm gì trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em ấn tượng sâu sắc. HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 Câu 1- 8: Mỗi câu đúng ( 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp B C B B A B A D án 9 - HS nêu được những đặc điểm chính có trong văn bản 0,5 về nhân vật Núp và nêu được suy nghĩ của bản thân. + Mặc dù sinh ra trong một hoàn cảnh không may mắn nhưng Núp luôn chăm chỉ và cố gắng. + Anh còn có một trái tim yêu nước chảy bỏng. Anh đã có suy nghĩ khác biệt với mọi người là cố gắng tìm hiểu kẻ thù để đánh đuổi kẻ thù. + Anh còn rất tốt bụng trong 0,5 - HS nêu được suy nghĩ của mình về nhân vật: cảm phục, yêu mến, kính trọng về con người luôn biết vượt khó, giàu ý chí, nghị lực và tình yêu đất nước. 10 Thông qua nhân vật Núp đã cho em thêm những kinh 1,0 nghiệm trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố. HS nêu tự do nhưng phải hợp lí, ví dụ: + Luôn luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống ở tất cả mọi lĩnh vực. + Sống hết mình và sống thật tốt thì chắc chắn sẽ được nhiều người yêu mến.
  6. + Luôn chăm chỉ lao động và chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống. + Khi đất nước có xâm lăng, hãy luôn hướng về tổ quốc để giành lại tự do. Hướng dẫn chấm: - Đưa ra được 3 ý trở lên hợp lí: 1 điểm - Đưa ra được 2 ý hợp lí: 0.5 điểm - Đưa ra được 1 ý hợp lí: 0.25 điểm. II LÀM VĂN 4,0 Viết một bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em ấn tượng sâu sắc. a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự 0,5 Mở bài nêu được nêu tên một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia; thân bài kể lại được chi tiết về một hoạt động xã hội theo một trình tự thống nhất; kết bài nêu được ý nghĩa hoặc bài học thu được sau khi tham gia hoạt động xã hội. b. Xác định đúng sự việc cần kể: một hoạt động xã hội 0,25 em đã tham gia Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em ấn tượng sâu sắc. c. Triển khai nội dung bài văn tự sự 2,5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn kể lại một hoạt động xã hội mà em tham gia * Mở bài: Giới thiệu về một hoạt động xã hội để lại trong em ấn tượng sâu sắc * Thân bài: Lần lượt kể lại hoạt động theo trình tự nhất định: - Nêu mục đích của hoạt động, lí do em tham gia hoạt động đó. - Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, ). - Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc). - Nêu kết quả, ý nghĩa của hoạt động (về vật chất và về tinh thần) Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại. * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia hoặc hoạt động xã hội. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5
  7. Thể hiện nhìn nhận, cảm xúc tích cực về hoạt động xã hội được kể, có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 *Đánh giá toàn bài viết: Mức điểm Mức độ đánh giá 4,0 - Đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng; lời văn trong sáng; có cảm xúc, thuyết phục. 3,75 - 2,75 - Đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng nhưng còn mắc một vài lỗi diễn đạt. 2,5 - 1,5 - Đảm bảo yêu cầu cơ bản nhưng chưa rõ ràng. 1,25 - 0,25 - Bài kể còn sơ sài, chưa rõ sự việc, trình tự chuyến tham gia hoạt động. 0,0 - Bài viết lạc đề, chưa đảm bảo các yêu cầu trên.