Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 8 - Chuyên đề hình ảnh trẻ thơ qua văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh ) và “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) - Trường THCS Đại Bái
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 8 - Chuyên đề hình ảnh trẻ thơ qua văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh ) và “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) - Trường THCS Đại Bái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_chuyen_de_ngu_van_8_chuyen_de_hinh_anh_tre_tho_qua_v.docx
Nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 8 - Chuyên đề hình ảnh trẻ thơ qua văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh ) và “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) - Trường THCS Đại Bái
- PHềNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA BèNH TRƯỜNG THCS ĐẠI BÁI GIÁO ÁN CHUYấN ĐỀ MễN NGỮ VĂN 8 CHUYấN ĐỀ HèNH ẢNH TRẺ THƠ QUA VĂN BẢN “TễI ĐI HỌC” ( THANH TỊNH ) VÀ “TRONG LềNG MẸ” ( NGUYấN HỒNG) Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hựy Tổ : Khoa học Xã Hội Đơn vị : Trường THCS Đại Bỏi
- THÁNG 9/2020 I. CHUYấN ĐỀ: CHUYấN ĐỀ HèNH ẢNH TRẺ THƠ QUA VĂN BẢN “TễI ĐI HỌC” ( THANH TỊNH ) VÀ “TRONG LềNG MẸ” ( NGUYấN HỒNG) II. ĐỐI TƯỢNG CHUYấN ĐỀ: Học sinh đại trà III. PHẠM VI KIẾN THỨC CỦA CHUYấN ĐỀ: + Văn bản: “Tụi đi học” tỏc giả Thạnh Tịnh + Văn bản: “ Trong lũng mẹ” tỏc giả Nguyờn Hồng + Hồi kớ: ‘ Những ngày thơ ấu” Nguyờn Hồng IV. NỘI DUNG CẦN NGHIấN CỨU 1. Những nột khỏi quỏt về tỏc giả, tỏc phẩm 2. Hình ảnh nhân vật “ tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học”. 3. Hình ảnh nhân vật bé Hồng trong đoạn trích: ‘Trong lòng mẹ’’ V. XÁC ĐỊNH VÀ Mễ TẢ CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC VỀ NỘI DUNG CỦA CHUYấN ĐỀ ĐỊA Lí DÂN CƯ Được thực hiện theo 4 mức độ nhận thức sau : * Mức độ 1 (Nhận biết): - Nắm vững vài nét về tác giả, sự nghiệp sáng tác cuả Thanh Tịnh. - Nêu những nét tiêu biểu của truyện ngắn “ Tôi đi học” về nghệ thuật. + Truyện kết hợp phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. + Truyện giàu cảm xúc -> Chất trữ tình. + Diễn biến : Theo trình tự không gian, thời gian. - Nắm vững vài nét về tác giả, tác phẩm : + Nguyên Hồng ( 1918 - 1982), tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng. + Ông được mệnh danh là nhà văn của lớp người lao động cùng khổ. + Tác phẩm : Thể hiện niềm cảm thương mãnh liệt sâu sắc đối với người dân lao động sống dưới đáy của xã hội. - Lưu ý 1 số đặc điểm cơ bản của đoạn trích : + Thể loại : Hồi kí ( Ghi lại chuyện đã xảy ra trong cuộc đời 1 con người thường là chính tác giả). + Phương thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả và biểu cảm. + Chuyện về bé Hồng là đứa trẻ mồ côi cha bị hắt hủi vẫn 1 lòng yêu thương, kính mến người mẹ đáng thương của mình.
- * Mức độ 2 (Thụng hiểu): +Phõn tớch hình ảnh nhân vật “ tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học”. Phõn tớch hình ảnh nhân vật bé Hồng trong đoạn trích : ‘Trong lòng mẹ ’’ * Mức độ 3 (Vận dụng): Phõn tớch giỏ trị nội dung và nghệ thuật của 2 văn bản: “Tụi đi học”và “ Trong lũng mẹ” * Mức độ 4 (vận dụng cao): 1. Viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về niềm hạnh phúc, cảm giác sung sướng, niềm hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. 2 . Hình ảnh nhân vật “ tôi” trong văn bản : “ Tôi đi học” gợi cho em suy nghĩ gì về ngày khai giảng năm học mới của mình? VI. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP CẦN Cể THỰC HIỆN CHUYấN ĐỀ - Cỏc phương phỏp: nờu vấn đề, gợi mở, thuyết giảng, phõn tớch, tổng hợp, hoạt động nhúm,thảo luận. - Hỡnh thức dạy học: trờn lớp, tớch hợp liờn mụn. - Hệ thống phương tiện: Mỏy chiếu, tranh ảnh, sử dụng kờnh sơ đồ tư duy. Xỏc nhận của hiệu trưởng Xỏc nhận của tổ trưởng Người thực hiện Nguyễn Thị Phượng Nguyễn Thị Hựy
- Ngày dạy:28/9/2020 Chuyên đề : Hình ảnh trẻ thơ trong “ TôI đI học” ( Thanh Tịnh) và “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) I. Hình ảnh nhân vật “ tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học”. - Nắm vững vài nét về tác giả, sự nghiệp sáng tác cuả Thanh Tịnh. - Nêu những nét tiêu biểu của truyện ngắn “ Tôi đi học” về nghệ thuật. + Truyện kết hợp phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. + Truyện giàu cảm xúc -> Chất trữ tình. + Diễn biến : Theo trình tự không gian, thời gian. 1. Hoàn cảnh. * “ Tôi” sống trong cuộc sống hạnh phúc, sống trong tình yêu thương đùm bọc quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội. - Mẹ nắm tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. - Mẹ giúp cầm cả bút và thước. - Mẹ luôn ở bên cạnh động viên khích lệ: + Bàn tay dịu dàng đẩy lên trước, vuốt mái tóc. - Ông đốc đón chúng tôi bằng con măt hiền từ cảm động. - Thầy giáo trẻ tươi cười đón chúng tôi vào lớp. 2. Tâm trạng của nhân vật “tôi”. - Đây là truyện ngắn xuất sắc, thể hiện tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp của nhân vật “tôi”. - Tâm trạng diễn biến theo trình tự thời gian, không gian. - Thời điểm cuối thu, cảnh vật thiên nhiên, hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ đã gợi lại tâm trạng buâng khuâng , xao xuyến về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên. 2.1. Khi trên đường đến trường. - Cảm nhận con đường thấy lạ => Chính lòng tôi đang có sự thay đổi => con đường vẫn thế song “ tôi” đã có sự thay đổi lớn về nhận thức về tình cảm. - Mặc chiếc áo mới cảm thấy trang trọng, đứng đắn => Tự hào mình đã khôn lớn. - Mặc dù quyển vở khá nặng nhưng “tôi” vẫn cố gắng “ xóc lên và nắm lại cẩn thận”.-> không những thế còn muốn thử mang cả bút thước nữa => Ham muốn học tập. - Cảm nghĩ ngây thơ, hồn nhiên đáng yêu. 2.2. Tâm trạng ở sân trường. - Cảm nhận không khí đông vui phấn khởi của ngày khai trường khi nhìn tháy mọi người: dày đặc, quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi và sáng sủa.
- - Cảm nhận về ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm. - Tâm trạng vừa lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, ngập ngừng e sợ vừa thèm muốn ước ao. - Cảm giác chơ vơ lạc lõng khi tiếng trống trường cất lên. 2.3.Tâm trạng khi gọi tên vào lớp. - Khi được gọi tên vào lớp : Xúc động hồi hộp => như quả tim ngừng đập => Hồi hộp lần đầu tiên được chú ý. - Cảm giác lẻ loi cô đơn : cúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở, cảm thấy sợ khi phải xa mẹ => cảm giác rất thật vì cậu bé phải một mình bước vào 1 thế giới khác. 2.4. Vào lớp và bắt đầu giờ học đầu tiên. - Cảm nhận thấy lớp học lạ lạ, hay hay. - Lạm nhận chỗ ngồi của riêng mình, người bạn nhỏ chưa bao giờ quen biết nhưng không hề cảm thấy xa lạ chút nào => Cảm nhận chỗ ngồi này, người bạn kia sẽ gắn bó suốt năm học. II. Hình ảnh nhân vật bé Hồng trong đoạn trích : Trong lòng mẹ. - Nắm vững vài nét về tác giả, tác phẩm : + Nguyên Hồng ( 1918 - 1982), tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng. + Ông được mệnh danh là nhà văn của lớp người lao động cùng khổ. + Tác phẩm : Thể hiện niềm cảm thương mãnh liệt sâu sắc đối với người dân lao động sống dưới đáy của xã hội. - Lưu ý 1 số đặc điểm cơ bản của đoạn trích : + Thể loại : Hồi kí ( Ghi lại chuyện đã xảy ra trong cuộc đời 1 con người thường là chính tác giả). + Phương thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả và biểu cảm. + Chuyện về bé Hồng là đứa trẻ mồ côi cha bị hắt hủi vẫn 1 lòng yêu thương, kính mến người mẹ đáng thương của mình. 1. Cảnh ngộ của bé Hồng. - Gia cảnh sa sút, cha nghiện ngập mất sớm. - Mẹ Hồng : Một người phụ nữ trẻ, khao khát yêu đương phải chôn vùi tuổi xuân của mình trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng mất 1 năm, mẹ bé Hồng đã có con với người đàn ông khác => Cùng túng quá phải bỏ con đi tha phương cầu thực. - Hồng trở thành đứa trẻ côi cút, sống lang thang, thiếu tình thương ấp ủ, bị ghẻ lạnh hắt hủi của những người họ hàng bên nội. Tuổi thơ của Nguyên Hồng có quá ít những kỉ niệm êm đềm ngọt ngào. Chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ côi cút, cùng khổ. 2. Tâm trạng của bé Hồng khi đối thoại với bà cô.
- - Kìm nén khi bà cô hỏi : Có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không ? : Bé Hồng đã kìm nén xúc động, kìm nén nỗi đau, nhẫn nhục chịu đựng( cúi đầu không đáp, lòng thắt lại, khoé mắt cay cay). - Khi bà cô nhắc dến em bé : nước mắt ròng ròng, chan hoà, đầm đìa ở cằm và ở cổ, hai tiếng em bé xoắn chặt lấy tâm can em và bé Hồng đã đau đớn : cười dài trong tiếng khóc. Nỗi đau đớn , sự phẫn uất không kìm nén lại được khiến Hồng : cười dài trong tiếng khóc. - Khi nghe kể về tình cảnh của mẹ : ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi : cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. => Diễn tả tình yêu thương mẹ, sự nhạy cảm và lòng tự trọng cao độ của chú bé Hồng, sự uất ức, căm giận với hủ tục phong kiến. 3. Tâm trạng của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ. - Khi thoáng thấy bòng người ngồi tren xe giống mẹ: vội vã, đuổi theo, gọi rối rít => Lòng khắc khoải mong chờ, sự khao khát được gặp mẹ : “ khác gì cái ảo ảnh .sa mạc . - Khi ngồi trên xe : oà khóc nức nở => khóc vì hờn dỗi, vì sung sướng, hạnh phúc, vì mãn nguyện. - Khi trong lòng mẹ : Được ngắm gương mặt mẹ, được cảm nhận hơi thở thơm tho phả ra từ khuôn miẹng xinh xắn nhai trầu của mẹ => Hồng vô cùng sung sướng hạnh phúc, bé đã cảm nhận được : những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt. Những rung động cực điểm của tâm hồn cực kì đa cảm, cảm xúc chân thành của 1 chú bé khao khát tình mẫu tử : phải bé lại mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. III. Luyện tập : 1. Bài tập 1 : Tìm các từ Hán Việt có yếu tố: nghi (ngờ), thực(ăn), ảo(không có thực), đoạn(đứt, dứt). - nghi(ngờ): nghi can, nghi hoặc, nghi kị . - thực(ăn): thực đơn, thực phẩm . - ảo(không có thực): ảo ảnh, ảo giác - đoạn(đứt, dứt): đoạn tuyệt, đoạn trường 2. Bài tập 2. Viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về niềm hạnh phúc, cảm giác sung sướng, niềm hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. 3. Bài tập 3. Hình ảnh nhân vật “ tôi” trong văn bản : “ Tôi đi học” gợi cho em suy nghĩ gì về ngày khai giảng năm học mới của mình?
- V/ KẾT LUẬN a/ Bài học kinh nghiệm: - Cần thể hiện rừ cỏc đơn vị kiến thức theo 4 cấp độ: nhận biết, thụng hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao qua từng phần của chuyờn đề. - Cần chỳ ý vận dụng cỏc phương phỏp dạy học, hỡnh thức dạy học cho phự hợp với từng phần của chuyờn đề. b/ Kiến nghị: Khụng. Ngày 26/9/2020 Người thực hiện Nguyễn Thị Hựy