Ôn tập Sinh học Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
on_tap_sinh_hoc_lop_8.pdf
Nội dung tài liệu: Ôn tập Sinh học Lớp 8
- Ôn tập sinh học lớp 8 Trường THCS Trung Kênh Chủ nhật, 23/10/2016 | 00:00 Ôn tập sinh học lớp 8 Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? Trả lời: Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như: - Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với môi trường. - Tế bào chất: là nơi xảy ra các hoạt động sống như: + Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể. + Ribôxôm: là nơi tổng hợp Prôtêin. + Bộ máy Gôngi: thực hiện chức năng bài tiết. + Trung thể: Tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào. + Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan. - Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có chức nhiễn sắc thể có vai trò quyết định trong di truyền. Trong nhân còn có màng nhân giúp nhân trao đổi chất với tế bào chất. CHƯƠNG I VÀ II Câu 1: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? Trả lời: Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như: - Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với môi trường. - Tế bào chất: là nơi xảy ra các hoạt động sống như: + Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể. + Ribôxôm: là nơi tổng hợp Prôtêin. + Bộ máy Gôngi: thực hiện chức năng bài tiết. + Trung thể: Tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào. + Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan. - Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sự sinh sản của cơ thể; đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống. Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng và là đơn vị của sự sống cơ thể. Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của mô thần kinh? Trả lời: * Cấu tạo: - Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao). - Nơron gồm có: Thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở nơron này với nơron kế tiếp gọi là xinap 1 of 9 9/23/2024, 1:20 PM
- Ôn tập sinh học lớp 8 * Chức năng: - Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều hoà hoạt động của các cơ quan, đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường. Câu 3. Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng? Trả lời Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là. - Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền nhau tạo nên tế bào cơ dài. - Mỗi tế bào cơ có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ. Câu 4: Nêu điểm giống và khác nhau giữa cơ vân, cơn trơn và cơ tim về cấu tạo và chức năng? Trả lời: - Giống nhau: + Tế bào đều có cấu tạo dạng sợi + Đều có chức năng co dãn và tạo ra sự chuyển động - Khác nhau: + Về cấu tạo: . Tế bào cơ vân và tế bào cơ tim có nhiều nhân và các vân ngang. . Tế bào cơ trơn chỉ có 1 nhân và không có các vân ngang. + Về chức năng: . Cơ vân liên kết với xương tạo nên hệ cở quan vận động, thực hiện chức năng vận động cơ thể. . Cơ trơn tham gia cấu tạo các nôi quan như: dạ dày, thành mạch, bóng đái, , thực hiện chức năng tiêu hoá, dinh dưỡng của cơ thể. . Cơ tim tham gia cấu tạo tim và co giản để giúp cho sự tuần hoàn máu. Câu 5: Nêu thành phần nơron của một cung phản xạ và chức năng của mỗi thành phần đó? Trả lời: Một cung phản xạ có 3 thành phần: - Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương. - Nơron trung gian (Nằm ở trung ương thần kinh): Liên hệ giữa nơron hướng tâm và nơron ly tâm. - Nơron ly tâm: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến cơ quan phản ứng. 2 of 9 9/23/2024, 1:20 PM
- Ôn tập sinh học lớp 8 Câu 6: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân? Trả lời * Giống nhau: đều có xương đai và xương chi, cac xương liên hệ với nhau bởi khớp xương. * Khác nhau: - Về kích thước:Xương chi trên có kích thước nhỏ hơn xương chi dưới. - Về cấu tạo khác nhau giữa đai vai và đai hông. Đai vai gồm 2 xương đòn và 2 xương bả, đai hông gồm 3 đôi xương là xương chậu, xương háng và xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc. - Về sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân: Xương cổ tay, bàn tay và xương cổ chân, bàn chân cũng phân hoá, xương bàn tay xương ngón cái đối diện các ngón còn lại. Các khớp cổ tay, bàn tay linh hoạt. Xương cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm bảo cho sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng. Xương bàn chân hình vòm làm cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn diện tích bàn chân đế, giúp việc di chuyển dễ dàng hơn. -> Sự khác nhau đó là kêt quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động Câu 7: Xương người dài ra nhờ đâu? - Xương dài ra nhờ sự phân chia và hoá xương của các tế bào ở sụn tăng trưởng. Câu 8: Trình bài thí nghiệm để chứng minh chất hữu cơ quy định tính mềm dẻo của xương còn chất vô cơ quy định tính rắn chắc của xương ? giải thích tại sao ? Trả lời : + Lấy một xương dùi ếch ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohidric 10% sau 10 đến 15 phút lấy ra, uốn lại thấy xương cong và mềm dẻo. Tại vì: Axit HCl đã tác dụng với chất vô cơ của x làm chất vô cơ bị phân hủy, chỉ còn lại chất hữu cơ đo đó xương dẻo + Đốt x đùi ếch trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không còn cháy nữa, không còn thấy khói bay, để nguội, bóp xương ta thấy xương cứng nhưng vỡ ra từng mảnh nhỏ Tại vì khi đốt xương chất hữu cơ đã cháy hết chỉ còn lại chất vô cơ nên xương có độ rắn chắc. Chất vô cơ quy định tính rắn của xương. Câu 9: Tìm những đặc điểm chứng minh bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động bằng tay? Trả lời: Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động bằng tay. 3 of 9 9/23/2024, 1:20 PM
- Ôn tập sinh học lớp 8 - Hộp sọ lớn. - Lồi cằm ở xương mặt phát triển. - Cột sống có 4 chỗ cong. - Lồng ngực mở rộng sang 2 bên. - Xương chậu mở rộng. - Bàn chân hình vòm, xương ngón ngắn. Xương gót lớn phát triển về phía sau. Câu 10. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân? Trả lời Cột sống cong ở 4 chỗ tạo hai hình chữ S nối tiếp nhau giúp cơ thể có tư thế đứng thẳng. Lồng ngực dẹp theo chiều trước sau và nở sang hai bên. Đặc biệt là sự phân hoá xương chi trên và xương chi dưới. ở người tay ngắn hơn chân còn ở vượn ngược lại tay dai hơn chân. ở người khớp vai linh động, xương cổ tay nhỏ, khớp cổ tay cấu tạo kiểu bầu dục, các khớp bàn tay ngón tay linh động ngón cái có khả năng đối diện với các ngón còn lại. Khớp chậu đùi có hố khớp sâu đảm bảo sự vững chắc, các khớp cổ chân bàn chân khá chặt chẽ. Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Xương bàn chân, xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm có tác dụng phân tán lực của cơ thể khi đứng cũng như di chuyển. Xương gót lớn phát triển về phía sau. Câu 11. Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì ? Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì ? Trả lời Để hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khỏe cần: + Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí. (0,5đ) + Tắm nắng thường xuyên vào sáng sớm và chiều muộn. + Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức. (0,5đ) - Để chống cong vẹo cột sống phải chú ý: + Không mang vác vật nặng vượt quá sức chịu đựng. (0,5đ) + Mang vác đồ vật phân phối đều cả hai tay. (0,5đ) + Khi ngồi học hoặc làm việc cần giữ tư thế ngay ngắn. Câu 12 : Giải thích vì sao xương người già dễ gãy và chậm phục hồi ? Trả lời Giải thích : ở người già tỷ lệ chất hữu cơ giảm, xương giảm tính chất dẻo dai và bền chắc đồng thời trở nên xốp giòn nên khi bị va chạm xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm phục hồi CHƯƠNG III. HỆ TUẦN HOÀN 4 of 9 9/23/2024, 1:20 PM
- Ôn tập sinh học lớp 8 Câu1 Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ? Trả lời Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn nhỏ và lớn - Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. - Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh và tĩnh mạch chủ dưới trở về TNP. Câu 2. Cấu tạo mạch máu phù hợp chức năng? Mạch Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích máu Động - Thành có 3 lớp cơ với lớp mô liên kết Thích hợp với chức năng mạch và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch. dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực - Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch lớn Tĩnh - Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết mạch và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch Thích hợp với chức năng - Lòng mạch rộng hơn động mạch dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc - Có van 1 chiều ở những nơi máu phải và áp lực nhỏ. chảy ngược chiều trọng lực Mao - Nhỏ và phân nhánh nhiều Thích hợp với chức năng toả mạch rộng tới từng tế bào của các - Thành mỏng chỉ gồm một lớp biểu bì mô, tạo điều kiện sự trao đổi - Lòng hẹp chất với tế bào. Câu 3. Giải thích tại sao thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất. Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải? Thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất vì tâm nhĩ chỉ phải co bóp đẩy máu xuống tâm thất đường đi ngắn. Còn tâm thất dày vì máu phải đi đến các cơ quan trong cơ thể. Thành cơ tâm thất trái dày nhất vì tâm thất trái phải co bóp đẩy máu đi đến mọi nơi trên cơ thể. Câu 4: Các bạch cầu tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ? Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào ? Trả lời -Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là: +Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện +Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B 5 of 9 9/23/2024, 1:20 PM
- Ôn tập sinh học lớp 8 thực hiện. +Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào lim phô T thực hiện -Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em nhữnh loại bệnh: Sởi ,lao , ho gà, bạch hầu , uốn ván , viêm gan B Câu 5: Người có nhóm máu A có thể nhận và truyền cho những nhóm máu nào? Vì sao? Trả lời - Người có nhóm máu A nhận được máu của người có nhóm máu O, A; Có thể truyền cho người có nhóm máu A , AB. - Vì: người có nhóm máu A, hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α, chỉ có β. Câu 6: Viết sơ đồ “Mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu”.Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu ? Trả lời Sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu (sgk) A A O O AB AB B B - Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu: Xét nghiệm máu, lựa chọn nhóm máu cho phù hợp để: + Tránh tai biến. + Tránh nhận máu của người bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Câu 7: Miễn dịch là gì ? phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Trả lời - Miễn dịch là khả năng của cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh - Miễn dịch tự nhiên : tự cơ thể có khả năng không mắc một số bệnh ( miễn dịch bẩm sinh) hoặc một lần mắc bệnh đó (miễn dịch tập nhiễm ) sau đó không bị nhiễm lại nữa. - Miễn dịch nhân tạo : do con người tạo ra cho cơ thể bằng tiêm chủng phòng bệnh (vacsin) hoặc tiêm huyết thanh Câu 8: Huyết áp là gì ? Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch? 6 of 9 9/23/2024, 1:20 PM
- Ôn tập sinh học lớp 8 Trả lời - Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Áp lực này do sức đẩy máu của lực co tim tạo nên. - Các biện pháp phòng tránh : + Khắc phục các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn + Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêrôin, rượu . + Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho hệ tim mạch + Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch Câu 9: Phân biệt hồng cầu, bạch cầu về cấu tạo và chức năng? Phân biệt hồng cầu, bạch cầu Đặc điểm Hồng cầu Bạch cầu phân biệt Cấu tạo - Màu hồng -Trong suốt - Hình đĩa, lõm hai mặt - Hình dạng thay đổi - Không nhân - Có nhân Chức năng Kết hợp với ôxy và cacbonic - Tham gia bảo vệ cơ thể Câu 10: Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể như thế nào? Giải thích khi bị giẫm gai chân sưng đỏ rồi chuyển sang mủ trắng? Trả lời -Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể: +Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn. +Tế bào limphô B: tiết kháng thể vô hiệu quả kháng nguyên. +Tế bào limphô T: phá hủy tế bào bị bệnh. -Khi giẫm gai, vi khuẩn xâm nhập tại ổ viêm làm chân sưng đỏ. Khi đó mạch máu nở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm, hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn vi khuẩn vào tế bào rồi tiêu hóa, Mủ trắng là xác chết của bạch cầu để lại. Câu 11:Thế nào là thực bào? Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì? Trả lời *Thực bào: Khi các vi sinh vật xâm nhập vào 1 mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của bạch cầu là bảo vệ cơ thể gồm bạch cầu mônô và trung tính hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn *Kháng nguyên: là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virut hay trong nọc độc ong, rắn. 7 of 9 9/23/2024, 1:20 PM
- Ôn tập sinh học lớp 8 *Kháng thể:là những phân tử protein do cơ tể tiết ra chống lại các kháng nguyên. Câu 12 : Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của hồng cầu và huyết tương? Trả lời Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu bao gồm: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Vai trò của huyết tương - Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch - Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. Vai trò của hồng cầu : Vận chuyển oxy và cacbonic Câu 13 : Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Trả lời - Sự thực bào do các bạch cầu trunh tính và đại thực bào thực hiện - Sự tiết ra kháng thể vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu Limphô B thực hiện - Sự phá hủy các tế bào đã nhiễm bệnh do các tế bào Limpho T thực hiện Câu 14 : Các nhóm máu ở người? Nguyên tắc truyền máu? Trả lời Ở người có các nhóm máu sau: Nhóm máu O, A, B và AB ( Đặc điểm các nhóm máu SGK) Nguyên tắc truyền máu: Khi truyền máu cần chú ý: + Xét nghiệm để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp tránh tái biến (hồng cầu người cho gây kết dính trong huyết tương người nhận gây tắt mạch) + Tránh nhận máu đã nhiễm các tác nhân gây bệnh. Câu 15 Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ? Trả lời: - Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn nhỏ và lớn - Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. - Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ về tâm nhĩ phải Câu 16: Hãy giải thích những thay đổi có lợi trong hoạt động tuần hoàn của máu cơ 8 of 9 9/23/2024, 1:20 PM
- Ôn tập sinh học lớp 8 thể khi rèn luyện tim mạch hợp lí.? Trả lời: Sự rèn luyện tim mạch thường xuyên hợp lí tạo những biến đổi có lợi trong hoạt động tuần hoàn máu: - Sự thay đổi nhịp tim: Ở người quen rèn luyện, số nhịp tim của cơ thể khi nghỉ ngơi giảm so với người không luyện tập. Điều này giúp họ tiết kiệm được năng lượng trong hoạt động tuần hoàn của tim. Bên cạnh đó trong trạng thái lao động gắng sức, khả năng thích ứng của tim trong sự thay đổi nhịp tim ở người thường xuyên rèn luyện cũng linh hoạt và nhanh chóng hơn. - Sự thay đổi lượng máu trong chu kì co bóp của tim: Điều này thể hiện hiệu suất lao động của tim. ở người quen rèn luyện tim, lượng máu đưa vào tuần hoàn trong một chu kì tim cao hơn so với người không rèn luyện; giúp họ dễ dàng đáp ứng nhu cầu về ôxy cho các tế bào khi cơ thể hoạt động. Tác giả: Trần Văn Hưng 9 of 9 9/23/2024, 1:20 PM