Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm autodesk nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề vẽ kĩ thuật môn Công nghệ 8
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm autodesk nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề vẽ kĩ thuật môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phan_mem_autodesk_nang_cao_hi.docx
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm autodesk nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề vẽ kĩ thuật môn Công nghệ 8
- UBND THÀNH PHỐ TỪ SƠN TRƯỜNG THCS TAM SƠN BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO Môn giảng dạy: Khoa học tự nhiên (Hóa học) DỤC TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Hóa học MÔN: CÔNG NGHỆ Chức vụ: Giáo viên TÊN BIỆNĐơn vị PHÁP: công tác: ỨNG Trường DỤNG THCS PHẦN Tam Sơn MỀM AUTODESK NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẼ KĨ THUẬT MÔN CÔNG NGHỆ 8 Từ Sơn, ngày 30 tháng 10 năm 2023 Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Môn giảng dạy: Vật lý - Công nghệ Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Sơn Từ Sơn, ngày 5 tháng 11 năm 2023 1
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM AUTODESK NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẼ KĨ THUẬT MÔN CÔNG NGHỆ 8 1. Thực trạng công tác dạy học 5 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy 7 2.1. Biện pháp 1: HTKT chủ đề Vẽ kĩ thuật từ bài 1 đến bài 3. 2.2. Biện pháp 2: Sử dụng phần mềm Autodesk thiết kế mô hình 3D của vật thể 2.3. Biện pháp 3: Sử dụng phần mềm Autodesk hướng dẫn học sinh vẽ các hình chiếu vuông góc. 3. Thực nghiệm sư phạm 7 3.1. Mô tả cách thức thực hiện 7 3.2. Kết quả đạt được 22 3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau khi thực nghiệm 23 4. Kết luận 23 5. Kiến nghị, đề xuất 24 5.1. Đối với tổ, nhóm chuyên môn 24 5.2. Đối với lãnh đạo nhà trường 24 5.3. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT 24 PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 PHẦN IV. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 26 PHẦN V. CAM KẾT 30 2
- DANH MỤC VIẾT TẮT GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở NXB Nhà xuất bản HTKT Hệ thống kiến thức ĐHSP Đại học sư phạm 3
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay tất cả các công trình, máy móc từ bé đến lớn, trước khi thi công, chế tạo đều được Nhà thiết kế vẽ và tính toán trước. Bản vẽ kĩ thuật được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề có liên quan đến kĩ thuật. Với sự mở mang của các ngành công nghiệp, nhất là ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi bản vẽ phải thể hiện một cách chính xác, rõ ràng hình dạng của vật thể. Phương pháp vẽ các hình chiếu vuông góc là phương pháp cơ bản dùng để xây dựng các bản vẽ kĩ thuật. Chủ đề vẽ kĩ thuật của công nghệ lớp 8 đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, là môn học góp phần giúp học sinh hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học, học tốt các môn học khác và định hướng tốt hơn cho ngành nghề của mình sau này. Đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về kĩ thuật, học sinh nắm được phương pháp sử dụng phép chiếu, các hình biểu diễn (hình cắt, mặt cắt) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Trong thực tế hiện nay do đặc thù của môn học nên việc giảng dạy môn Công nghệ 8 chủ đề Vẽ kĩ thuật đang gặp nhiều khó khăn: - Công nghệ là môn học có tính thực tiễn, kiến thức mang tính tổng hợp, trong đó phần Vẽ kĩ thuật là nội dung khó mang tính trừu tượng cao liên quan nhiều đến môn học khác nhau như: Kiến thức về hình chiếu của các khối hình học, tính chất của các tia chiếu (môn hình học), môn vật lý (phần quang học), kĩ năng vẽ của môn mĩ thuật - Cũng như chương trình cũ, chủ đề vẽ kĩ thuật các em được làm quen ở những bài đầu lớp 8 sau đó các em lại không được học liên tục về mặt kiến thức không có sự kế thừa. Chính vì lý do đó đã làm cho việc vận dụng kiến thức vào vẽ thực hành trở nên khó khăn hơn. Là một giáo viên dạy môn công nghệ, giảng dạy ở trường THCS Tam Sơn, tôi luôn trăn trở suy nghĩ, đi sâu nghiên cứu, đổi mới phương pháp để tìm ra biện pháp nâng cao dạy và học vẽ các hình chiếu giúp các em HS lớp 8 tiếp thu kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao, nên tôi chọn đề tài: “Ứng dụng phần mềm Autodesk nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề vẽ kĩ thuật môn công nghệ 8” 4
- PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM AUTOCAD NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẼ KĨ THUẬT MÔN CÔNG NGHỆ 8 1. Thực trạng công tác dạy học Với tinh thần đổi mới của SGK hiện nay đòi hỏi học sinh phải tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Với định hướng như vậy thì phương pháp dạy học của người giáo viên có vai trò rất lớn trong việc quyết định sự thành công của công tác giảng dạy và giáo dục. Hiện nay trên mạng Internet có nhiều phần mềm, nhiều sách hướng dẫn phần mềm rất thuận lợi cho việc nghiên cứu. Autodesk với các tính năng cơ bản của nó cùng với người giáo viên sẽ giúp học sinh tự khám phá tri thức. Học sinh không những nắm được tri thức mà còn phát triển tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Ưu thế mạnh nhất của phần mềm Autodesk là khả năng tạo các mô hình dạy học trực quan sinh động, tạo môi trường dạy học tích cực. Đặc biệt là khả năng dựng hình trực quan trong không gian với sự hỗ trợ của các công cụ thường dùng được tạo sẵn. Chủ đề vẽ kĩ thuật trong môn Công nghệ 8 có nhiều nội dung, bài học phù hợp với việc sử dụng phần mềm Autodesk để hỗ trợ dạy học, phát huy hiệu quả cao kết quả học tập. Phần mềm Autodesk có sức hấp dẫn, thu hút học sinh ham thích tìm tòi nghiên cứu, tự khám phá. Trong môi trường đó học sinh được kích thích học tập hơn hẳn so với khi dạy học theo phương pháp truyền thống. Có cơ hội tư duy khám phá kiến tạo tri thức cho bản thân. Trường THCS Tam Sơn với đội ngũ GV tâm huyết, nghiệp vụ cao và chuyên môn sâu, yêu nghề và mến trẻ. Trong công tác giảng dạy các môn công nghệ các đồng chí luôn tìm tòi, học hỏi tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và thường xuyên mượn trả đồ dùng đầy đủ. Tuy nhiên, trường THCS Tam Sơn chưa có phòng thực hành công nghệ, ít các mẫu vật trực quan để dạy học chủ đề Vẽ kĩ thuật ( Công nghệ 8), và có một số mẫu vật do giáo viên hướng dẫn HS tự làm. 5
- Đồ dùng: Các khối hình học – Công nghệ 8 Khi dạy học chủ đề : Vẽ kĩ thuật ( Công nghệ 8) chúng tôi nhận thấy: Một số HS không hiểu hình chiếu vuông góc là gì? Nhiều HS không vẽ được hình chiếu vuông góc; Một số em khác vẽ được hình chiếu nhưng vẫn còn thiếu sót. Rõ ràng HS đã thiếu đi những kĩ năng cơ bản về vẽ hình chiếu, do đó không đọc được nội dung của các bản vẽ kĩ thuật đơn giản ở sách giáo khoa. Nội dung kiến thức chủ đề vẽ kĩ thuật là một nội dung mang tính trừu tượng kiến thức tổng hợp đôi khi lại liên quan tới các môn học khác như môn hình học, môn vật lý, môn mĩ thuật Nhưng khi học phần này thường xảy ra tình trạng HS ngại tư duy, do không nắm được các kiến thức liên quan, do tâm lý coi đây là môn phụ nên các em không hứng thú với nội dung bài học hoặc tiếp thu một cách thụ động dẫn tới hiệu quả học tập không cao. Chủ đề vẽ kĩ thuật ngoài việc tiếp thu kiến thức lý thuyết còn đòi hỏi sự vận dụng cao vào các bài thực hành. Tuy nhiên, các tiết thực hành theo phân phối lại quá ít, chính vì vậy khi dạy phần thực hành vẽ giáo viên gặp rất nhiều khó khăn nếu như không biết lựa chọn nội dung phù hợp hoặc xảy ra tình trạng giáo viên 6
- hướng dẫn thực hành xong thì hết thời gian học sinh về nhà lại không tự giác làm bài tập vì đã quên nội dung mà các em đã tiếp thu được ở tiết học trước. 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy. 2.1. Biện pháp 1: HTKT chủ đề vẽ kĩ thuật từ bài 1 đến bài 3 2.2. Biện pháp 2: Sử dụng phần mềm Autodesk thiết kế mô hình 3D của vật thể 2.3. Biện pháp: 3 Sử dụng phần mềm Autodesk hướng dẫn học sinh vẽ các hình chiếu vuông góc 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mô tả cách thức thực hiện 3.1.1 Biện pháp 1: Hệ thống kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài 3 Để các em học sinh tự học một cách chủ động, tự mình ôn tập theo sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo ở trường thì HS có thể áp dụng biện pháp này để hệ thống hóa kiến thức, rút kinh nghiệm và củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Đây là tài liệu quan trọng để thầy cô dùng làm tài liệu và HS học tập, ôn thi trực tuyến. a. Các khái niệm 7
- Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng, hình ảnh của nó nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là hình chiếu của vật thể. b. Các phép chiếu Các phép chiếu (a) Phép chiếu xuyên tâm: có các tia chiếu xuất phát từ 1 điểm (tâm chiếu) (b) Phép chiếu song song: có các tia chiếu song song với nhau (c) Phép chiếu vuông góc: có các tia chiếu vừa song song vừa vuông góc với mặt phẳng chiếu * Lưu ý: Phép chiếu vuông góc là quan trọng nhất dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc. Các mặt phẳng chiếu Các mặt phẳng chiếu 8
- - Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng - Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng - Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh d. Các hình chiếu vuông góc Các hình chiếu vuông góc - Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới - Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống - Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang e. Vị trí các hình chiếu Vị trí các hình chiếu 9
- - Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng - Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng. 3.1.2. Sử dụng phần mềm Autodesk thiết kế mô hình 3D của vật thể a. Hình thành khái niệm hình hộp chữ nhật và hướng dẫn học sinh một số dạng bài tập liên quan. - Với phương pháp dạy truyền thống: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát vật thật được chuẩn bị sẵn, tranh và mô hình hình hộp chữ nhật đã chuẩn bị sẵn và đặt câu hỏi: ? Hình hộp chữ nhật được bao bởi các hình gì? Các cạnh và các mặt của hình hộp có đặc điểm gì? Thông thường, khi giảng giáo viên phải đặt vật mẫu hình hộp chữ nhật trong mô hình 3 mặt chiếu bằng bìa cứng đã chuẩn bị trước do kho thiết bị của nhà trường không có. Như vậy, việc giáo viên chuẩn bị đồ dùng sẽ rất vất vả, học sinh thì khó tưởng tượng trong không gian 3 chiều. Đây chính là khó khăn của giáo viên khi muốn truyền đạt nội dung kiến thức cho học sinh. Chính vì thế nó sẽ không mang lại hiệu quả cao trong bài dạy. - Ngược lại, với phương pháp sử dụng phần mềm Autodesk thì bằng thao tác đơn giản giáo viên vẽ hình, tô màu khác nhau cho các mặt của hình hộp chữ nhật (Hình 1) và cho hình chuyển động để học sinh quan sát và hình thành được khái niệm. Từ đó, học sinh có thể đưa ra được khái niệm, chỉ ra các hình chiếu đã quan sát được trên hình. Hình 1 10
- Đối với các khối đa diện còn lại như hình lăng trụ đều, hình chóp đều thì giáo viên vẽ hình ảnh một cách tương tự để học sinh quan sát và từ đó hình thành được khái niệm cũng như vẽ được các hình chiếu dễ dàng. Giáo viên không phải khó khăn trong việc chuẩn bị đồ dùng trực quan. * Một số dạng bài tập về bản vẽ các khối đa diện Dạng 1: Đọc bản vẽ hình chiếu và đối chiếu với các vật thể. - Đọc các bản vẽ hình chiếu 1, 2, 3, 4 và đối chiếu với các vật thể A, B, C, D bằng cách đánh dấu (x) vào bảng để chỉ rõ sự tương ứng giữa các bản vẽ và các vật thể. Vật thể A B C D Bản vẽ 1 2 3 4 1 2 3 4 A B c d C đ D 11
- - Cách dạy truyền thống: Học sinh quan sát hình ảnh SGK để tìm bản vẽ tương ứng với vật thể đã cho. Với hình ảnh mà học sinh quan sát trên thì rất khó để học sinh có thể nhận ra và vẽ được hình chiếu thứ 3. - Đây chính là khó khăn cho giáo viên khi muốn truyền đạt nội dung kiến thức cho học sinh mà phần mềm Autodesk với nhiều tính năng hay có thể giúp giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng. + Các bước tiến hành bằng phần mềm Autodesk. Bước 1: Giáo viên vẽ các hình vật thể Bước 2: Tô màu cho các mặt của vật thể Bước 3: Xoay các mặt của vật thể theo các hướng khác nhau Hình A Hình B Hình C Hình D Bước 4: Học sinh quan sát và hoàn thành các yêu cầu của đề bài - Hoàn thành bảng: Vật thể A B C D Bản vẽ 1 x 2 x 3 x 4 x 12
- Như vậy với phần mềm Autodesk có tính năng chọn màu bắt mắt, cũng như tính năng làm quay vật theo các hướng khác nhau. Khi đó giáo viên giúp học sinh dễ tưởng tượng và xác định hình chiếu của vật thể một cách dễ dàng. Dạng 2: Tương quan giữa các hình chiếu với vật thể Cho các hình chiếu đứng 1, 2, 3; hình chiếu bằng 4, 5, 6; hình chiếu cạnh 7, 8, 9 và các vật thể A, B, C. Hãy điền số thích hợp vào bảng để chỉ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu với vật thể. Vật thể A B C Hình chiếu Hình chiếu đứng Hình chiếu bằng Hình chiếu cạnh 13
- Đối với phương pháp dạy học truyền thống: Học sinh chỉ quan sát hình ảnh SGK và suy nghĩ trên cơ sở tưởng tượng. Như vậy rất khó để xác định đúng hình, đặc biệt là đối với các em học sinh có học lực trung bình trở xuống. Khi sử dụng phần mềm Autodesk để thực hiện ta làm như sau: Bước 1: Giáo viên vẽ hình của các vật thể Bước 2: Tô màu cho các mặt của vật thể để học sinh có thể nhìn theo các hướng chiếu. Bước 3: Xoay hình theo các hướng khác nhau giúp học sinh tưởng tượng dễ dàng hơn. Hình A1 Hình A2 Hình B1 Hình B2 Hình C1 Hình C2 - Bước 4: Học sinh hoàn thành bài tập 14
- Vật thể A B C Hình chiếu Hình chiếu đứng 3 1 2 Hình chiếu bằng 4 6 5 Hình chiếu cạnh 8 8 7 Với hình ảnh đẹp trong không gian học sinh dễ nhận ra được hình chiếu tương ứng với vật thể. Ta có thể xoay hình để học sinh nhìn mô hình ở nhiều góc nhìn khác nhau. b. Hình thành khái niệm hình trụ và hướng dẫn học sinh một số dạng bài tập liên quan. - Tương tự như trên GV cũng sử dụng phần mềm cho HS quan sát - Khi sử dụng phần mềm Autodesk giáo viên vẽ, tô màu hình trụ. Hình 2 Với khối hình nón và hình cầu để học sinh quan sát, GV cũng thao tác tương tự từ đó học sinh dễ dàng nhận biết được hình chiếu của các vật thể một cách trực quan, sinh động. * Bài tập về bản vẽ các khối tròn xoay Đọc bản vẽ hình chiếu, xác định vật thể được tạo ra từ các khối hình học. 15
- Đọc các bản vẽ hình chiếu 1, 2, 3, 4 và đối chiếu với các vật thể A, B, C, D và chỉ rõ sự tương ứng giữa các bản vẽ và các vật thể. 3 1 2 4 A B C D Vật thể A B C D Bản vẽ 1 2 3 4 Vật thể A B C D Khối hình học Hình trụ Hình nón cụt Hình hộp Hình chỏm cầu 16
- - Với phương pháp truyền thống GV rất khó mô tả để giúp học sinh tưởng tượng hình một cách dễ dàng. Chính vì vậy học sinh sẽ làm việc một cách thụ động. - Đối với phương pháp dùng phần mềm Autodesk: Giáo viên vẽ hình, tô màu và quay hình ở các vị trí khác nhau để học sinh quan sát nhận diện được đúng hình dạng, phân tích hình dạng của vật thể được cấu tạo từ các khối hình học. Hình A Hình B Hình C Hình D Từ đó, học sinh dễ dàng hoàn thành được yêu cầu của đề bài vào bảng Vật thể A B C D Bản vẽ 1 x 2 x 3 x 4 x Vật thể A B C D 17
- Khối hình học Hình trụ x x Hình nón cụt x Hình hộp x x x x Hình chỏm cầu x 3.1.3. Biện pháp 3: Sử dụng phần mềm Autodesk hướng dẫn học sinh vẽ các hình chiếu vuông góc. Khi dạy thực hành vẽ các hình chiếu vuông góc của vật thể mỗi giáo viên có những phương pháp giảng dạy khác nhau. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với HS và đúc rút lại theo trình tự sau: - Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể, chọn hướng chiếu Sử dụng phần mềm Autodesk quan sát hình dạng vật thể ta làm như sau: + Giáo viên chuẩn bị vẽ sẵn hình vẽ của vật thể + Tô màu cho các mặt của vật thể để học sinh có thể nhìn theo các hướng chiếu. + Xoay hình theo các hướng khác nhau giúp học sinh tưởng tượng dễ dàng hơn. - Bước 2: Xác định vị trí chứa các hình chiếu + Hình chiếu đứng ở góc phía trên bên trái + Hình chiếu cạnh ở góc bên phải hình chiếu đứng + Hình chiếu bằng ở góc bên dưới hình chiếu đứng - Bước 3: Vẽ hình dạng bên ngoài của vật thể. Khi vẽ chia làm hai bước: + Bước vẽ mờ: Chiều rộng nét vẽ khoảng 0,25mm. + Bước tô đậm: Chiều rộng nét vẽ đậm khoảng 0,5mm. + Tẩy xóa các đường gióng, kiểm tra hình vẽ. - Bước 4: Giáo viên giao bài tập cho học sinh Ở bước này cũng cần chú ý chọn các bài tập vừa sức cho HS làm tại lớp, trong quá trình HS thực hành giáo viên phải quan sát uốn nắn kịp thời các sai sót 18
- cho HS. Nếu không đủ thời gian thực hiện trên lớp giáo viên cũng có thể giao bài tập về nhà cho HS làm. - Bước 5: Giáo viên thu bài thực hành về chấm điểm và trả bài thực hành, giai đoạn này cũng rất quan trọng bởi nó là chất giải đáp thắc mắc nhằm củng cố chốt lại các kiến thức cơ bản cho HS, khâu này cũng có ý nghĩa tương tự như khi chấm bài kiểm tra một tiết. Bài tập minh họa Bài tập thực hành: Vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể (Sách giáo khoa Công nghệ 8 trang 15 – Cánh Diều) Vật thể: Gối đỡ có kích thước như hình vẽ Dụng cụ: Thước, êke, compa, bút chì, tẩy, Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4 đã kẻ sẵn khung tên. * Nội dung: Để hoàn thành các dạng bài thực hành có thể chia thành các bước chính sau đây: - Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể, chọn hướng chiếu Sử dụng phần mềm Autodesk quan sát hình dạng vật thể ta làm như sau: + Giáo viên chuẩn bị vẽ sẵn hình của cái gối đỡ + Tô màu cho các mặt của vật thể để HS có thể nhìn theo các hướng chiếu. + Xoay hình theo các hướng khác nhau giúp học sinh quan sát dễ dàng hơn. Kết quả HS nêu: Vật thể là gối đỡ có kích thước: dài 60 mm; rộng 40mm; cao 30mm, 10cm có lỗ. Các hướng chiếu từ trước tới, từ trên xuống, từ trái sang phải. 19
- Bước 2: Xác định vị trí chứa các hình chiếu - Vẽ hình chiếu đứng - Vẽ hình chiếu bằng - Vẽ hình chiếu cạnh. - Hoàn thiện hình chiếu. Bước 3: Vẽ hình dạng bên ngoài của vật thể Ø30 0 45 - Bước 4: Giáo viên giao bài tập cho HS vẽ bản vẽ Gối đỡ trên khổ giấy A4. - Bước 5: Giáo viên thu bài thực hành về chấm điểm và trả bài thực hành. 20
- Nhận xét: Cách dạy truyền thống Sử dụng phần mềm Autodesk. - Cách dạy truyền thống giáo viên sử - Với chức năng vẽ hình và xoay hình ở dụng hình ảnh có sẵn từ kho thiết bị các mặt khác nhau giáo viên không phải của nhà trường, hình ảnh SGK kết mô tả quá trình hình thành mà học sinh hợp với mô tả bằng lời nói quá trình trực tiếp nhìn thấy diễn biến quá trình hình thành. Tuy nhiên mô tả bằng hình thành các hình này. mô hình nhưng không có hình ảnh - Với cách dạy này giáo viên hoàn toàn rõ ràng tạo thành các hình như phần nhẹ nhàng khi hình thành khái niệm cho mềm Autodesk nên học sinh có học học sinh, còn học sinh dễ dàng hình thành 21
- lực trung bình và yếu chắc chắn sẽ khái niệm một cách hết sức tự nhiên đúng không hình dung ra vấn đề. theo quan điểm từ trực quan sinh động - Mô hình thực tế không có hoặc có đến từ duy trừu tượng. Học sinh dễ hiểu sẵn trong trường học nhưng không được hình dạng và hình chiếu của vật thể. có những tính năng này. - Với chức năng tạo màu, học sinh dễ hình dung được hình dạng và hình chiếu của vật thể - Ở không gian 3D hình vẽ nhìn rất thuận lợi giống như thực tế, phần mềm còn có chức năng chọn màu làm cho học sinh rất thích thú khi được tiếp xúc, không chỉ vậy phần mềm còn có chức năng quay tự động giúp học sinh nhìn vật thể ở nhiều góc nhìn khác nhau. - Rõ ràng nếu dạy hình thành khái niệm bằng phần mềm Autodesk thì hoàn toàn ưu việt so với dùng các mô hình truyền thống hiện đang có trong nhà trường 3.2. Kết quả đạt được Năm học 2023 - 2024 tôi đã áp dụng biện pháp hướng dẫn HS vẽ các hình chiếu tại lớp 8G, lớp đối chứng là 8E của trường THCS Tam Sơn. Nội dung dạy học thực nghiệm tôi thực nghiệm trong cả quá trình dạy học chủ đề Vẽ kĩ thuật qua các tiết dạy từ bài 1 đến bài 3 của chủ . Đánh giá giờ học có sự hỗ trợ bằng mô hình thiết kế từ phần mềm Autodesk. + Học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, nắm vững kiến thức sâu hơn và có khả năng nhớ lâu hơn nhờ tác dụng của phần mềm tạo hình sinh động và khoa học. + Đặc biệt khi sử dụng phần mềm Autodesk để dạy học giúp học sinh tiết kiệm thời gian, tăng khả năng ghi nhớ bài học tốt hơn. + Do giao diện đẹp, kết hợp hình ảnh nhiều màu sắc, nhiều chuyển động hay làm cho học sinh tập trung cao vào tiết dạy. Học sinh sẽ tự khám phá và khi ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn ngợi khen, các em sẽ phấn khởi rất nhiều và hứng thú hơn đối với môn học. 22
- Trong giới hạn tôi không thể đưa ra hết những mô hình thiết kế từ phần mềm Autodesk ứng dụng trong việc dạy chủ đề vẽ kĩ thuật môn Công nghệ lớp 8 mà chỉ lấy những ví dụ đại diện. Tuy nhiên với những tính năng có sẵn có ta hoàn toàn có thể thiết kế ra nhiều mô hình dạy học phù hợp cho dạy khái niệm, đọc bản vẽ khối đa diện, khối tròn xoay, bản vẽ ngôi nhà, hình thành khái niệm hình cắt của chủ đề vẽ kĩ thuật môn Công nghệ lớp 8 một cách dễ dàng Không chỉ vậy, việc vận dụng linh hoạt biện pháp này còn giúp các em học tốt môn hình không gian; đồng thời là cơ sở cho quá trình giáo dục HS trong lao động và sản xuất. 3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau khi thực nghiệm - Giáo viên cần chuẩn bị hệ thống bài tập phân theo chủ đề theo năng lực của học sinh một cách phong phú hơn nữa để dạy học phân hóa được phát huy tác dụng tốt nhất, cần kết hợp nhiều hình thức và phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho HS tốt hơn. - Một vài HS và phụ huynh nên bỏ tư tưởng môn phụ, cần tích cực hơn trong quá trình học tập : Hăng hái trong các hoạt động học tại lớp, học ở nhà. 4. Kết luận So sánh kết quả với đầu năm học, khi chưa vận dụng phương pháp vẽ mới này, tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em hiểu sâu sắc vấn đề, những hình có cấu tạo phức tạp dễ dàng vẽ được, không còn cảm thấy trừu tượng. Trong giờ học các em sôi nổi tham gia trao đổi bài, không nặng nề trong quá trình học vẽ kĩ thuật, học sinh làm hết phần bài tập ngay trên lớp. Nhìn vào kết quả so sánh trên ta thấy tác dụng của phương pháp vẽ mới này, đem lại kết quả cao hơn. Trong khi áp dụng dạy học theo sáng kiến này , tôi còn dùng máy chiếu, tìm kiếm các video hướng dẫn cho HS xem nên các em học tập rất sôi nổi và hào hứng, tiếp thu bài tốt. Ngoài ra bản thân tôi khi dạy phương pháp này tôi cảm thấy rất tự tin và hứng thú, vì tôi tin chắc các em sẽ học tốt hơn, không dập khuôn máy móc, phụ thuộc vào SGK. Đồng thời tôi đã đưa sáng kiến này vào thao giảng, nhận được 23
- phản hồi rất tích cực từ đồng nghiệp, nên các thầy cô cũng đã sử dụng phương pháp này để đưa vào bài giảng của mình. 5. Kiến nghị, đề xuất 5.1. Đối với tổ, nhóm chuyên môn - Giám sát chặt chẽ việc thực hiện chương trình, chú ý ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chủ đề Vẽ kĩ thuật - Phải đầu tư giáo án cẩn thận, đầy đủ từ nguồn tài liệu và kiến thức cũng như kĩ năng của mình - Phải đầu tư tìm hiểu các phần mềm vẽ kĩ thuật, phần mềm soạn giáo án. - Phải có hướng khai thác hợp lí, khoa học, phát huy trí lực của HS. 5.2. Đối với lãnh đạo nhà trường Cần đầu tư, tạo điều kiện học tập thuận lợi cho bộ môn công nghệ vì đặc thù của bộ môn là phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất phục vụ học tập: + Bổ sung thêm các tài liệu tham khảo để phục vụ quá trình dạy học. + Thường xuyên có những đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, cho giáo viên đi thực tế học hỏi kinh nghiệm ở các cơ sở. 5.3. Đối với phòng GD&ĐT - Môn công nghệ có nội dung kiến thức tương đối khó, rất khó cho HS thấy được bản chất vấn đề, phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của các cấp lãnh đạo. Là một giáo viên giảng dạy môn công nghệ tôi xin kiến nghị với Phòng GD&ĐT một số vấn đề sau: - Triển khai thường xuyên các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. 24
- PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bản vẽ kĩ thuật - Tiêu chuẩn quốc tế, Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn, NXB Giáo dục, 2000. 2. Hình học họa hình, Nguyễn Quang Cư, NXB Giáo dục, 2000. 3. SGK và SGV Công Nghệ 8 – Cánh Diều, NXB ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, 2023. 4. SGK và SGV Công Nghệ 8 – Kết nối tri thức, NXB GDVN, 2023. 5. Vẽ kĩ thuật cơ khí - Tập một, Trần Hữu Quế, NXB Giáo dục, 2003. 6. Vẽ kĩ thuật cơ khí - Tập hai, Trần Hữu Quế, NXB Giáo dục, 2003. 7. Vẽ kĩ thuật, Trần Hữu Quế, NXB Giáo dục, 2003. 8. Phương pháp dạy học KTCN – tác giả Lê Huy Hoàng - Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội. 25
- PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Tôi tiến hành cho HS làm bài khảo sát sau khi học xong tiết 1 và sau khi học xong tiết 7 của chủ đề Vẽ kĩ thuật. - Điểm khảo sát của HS 2 lớp 8E, 8G trước khi áp dụng biện pháp Tháng 9 Tháng 9 STT Họ và tên Lớp STT Họ và tên Lớp ( tuần 2) ( tuần 2) 1 Ngô Hoàng Anh 8E 8 1 Nguyễn An An 8G 8 Ngô Sách Việt 2 2 8E 7 Vũ Thị Phương Anh 8G 8 Anh 3 Nguyễn Trần 3 Ngô Ngân Anh 8E 6 8G 10 Phương Anh Nguyễn Thị 4 4 8E 8 Trần Quang Anh 8G 3 Nguyệt Ánh 5 Nguyễn Tiến Bộ 8E 9 5 Chu Đức Anh 8G 2 Cao Thị Hương 6 6 8E 6 Nguyễn Văn Ban 8G 4 Chi 7 Ngô Tiến Đạt 8E 5 7 Nguyễn Đắc Bảo 8G 6 Phạm Trọng 8 8 8E 2 Nguyễn Thị Yến Chi 8G 4 Minh Đức Phạm Thị Lưu 9 Nguyễn Tuấn 9 8E 3 8G 5 Hương Giang Dương 10 Tạ Đức Hải 8E 2 10 Đặng Thị Trà Giang 8G 7 11 Lê Bá Hậu 8E 3 11 Vũ Trịnh Ngọc Hà 8G 6 Phạm Thị Minh 12 12 8E 4 Ngô Thị Thu Hà 8G 6 Huệ Trần Đình 13 13 8E 2 Nguyễn Văn Hải 8G 6 Quang Huy 14 Vi Mạnh Hưng 8E 6 14 Nguyễn Thanh Hiệp 8G 5 15 Ngô Tuấn Hưng 8E 7 15 Nguyễn Khắc Hiệp 8G 4 16 Ngô Thị Hương 8E 6 16 Ngô Đức Hiếu 8G 4 Nguyễn Văn 17 17 8E 6 Vũ Việt Hùng 8G 3 Hướng Nguyễn Lê Diệu 18 18 8E 3 Ngô Mạnh Hưng 8G 2 Linh 19 Ngô Toàn Lộc 8E 8 19 Nguyễn Hữu Khải 8G 6 20 Nguyễn Khắc Duy 20 Trần Văn Lực 8E 4 8G 7 Khánh Ngô Thị Khánh 21 21 8E 6 Hà Thùy Linh 8G 7 Ly Nguyễn Thị Thu 22 Nguyễn Thị Khánh 22 8E 8 8G 8 Mai Linh Nguyễn Hữu Gia 23 23 8E 8 Trần Văn Long 8G 5 Minh 26
- Phạm Trương 24 24 8E 5 Nguyễn Nhật Minh 8G 6 Bích Ngọc Đào Quang 25 25 8E 5 Nguyễn Thị An Na 8G 9 Ngọc 26 Nguyễn Yến Nhi 8E 8 26 Nguyễn Xuân Nghĩa 8G 6 27 Hứa Hải Phi 8E 2 27 Nguyễn Văn Nhân 8G 3 28 Trần Viết Phú 8E 9 28 Lê Yến Nhi 8G 6 29 Ngô Thị Bích 29 Lê Thị Phượng 8E 6 8G 7 Phượng 30 Trần Đức Tân 8E 4 30 Nguyễn Đức Sơn 8G 4 31 Ngô Xuân Tấn 8E 5 31 Vũ Minh Tâm 8G 6 32 Ngô Anh Thơ 8E 7 32 Nguyễn Văn Tiến 8G 5 33 Ngô Sách Thực 8E 3 33 Nguyễn Huy Tiến 8G 2 Nguyễn Thị 34 34 8E 7 Nguyễn Hữu Tuấn 8G 4 Huyền Trang Vương Quốc 35 35 8E 4 Trần Thanh Tùng 8G 5 Trọng 36 Ngô Văn Trọng 8E 5 36 Nguyễn Văn Thắng 8G 2 Nguyễn Thảo 37 37 8E 8 Nguyễn Thanh Trúc 8G 3 Vân Nguyễn Thị 38 38 8E 5 Nguyễn Như Trường 8G 6 Hồng Yến 39 Nguyễn Hải Vân 8G 8 40 Nguyễn Thị Tường 8G 8 Vy 41 Nguyễn Ngọc Như 8G 6 Ý - Sau khi áp dụng biện pháp điểm kiểm tra thường xuyên của HS như sau: Tháng 10 Tháng 10 STT Họ và tên Lớp STT Họ và tên Lớp ( tuần 3) ( tuần 3) 1 Ngô Hoàng Anh 8E 8 1 Nguyễn An An 8G 10 Ngô Sách Việt 2 2 8E 8 Vũ Thị Phương Anh 8G 9 Anh 3 Nguyễn Trần 3 Ngô Ngân Anh 8E 7 8G 10 Phương Anh Nguyễn Thị 4 4 8E 9 Trần Quang Anh 8G 7 Nguyệt Ánh 5 Nguyễn Tiến Bộ 8E 9 5 Chu Đức Anh 8G 8 Cao Thị Hương 6 6 8E 7 Nguyễn Văn Ban 8G 8 Chi 7 Ngô Tiến Đạt 8E 8 7 Nguyễn Đắc Bảo 8G 9 Phạm Trọng 8 8 8E 7 Nguyễn Thị Yến Chi 8G 6 Minh Đức Phạm Thị Lưu 9 Nguyễn Tuấn 9 8E 8 8G 8 Hương Giang10 Dương 27
- 10 Tạ Đức Hải 8E 4 10 Đặng Thị Trà Giang 8G 9 11 Lê Bá Hậu 8E 6 11 Vũ Trịnh Ngọc Hà 8G 8 Phạm Thị Minh 12 12 8E 4 Ngô Thị Thu Hà 8G 9 Huệ Trần Đình 13 13 8E 3 Nguyễn Văn Hải 8G 7 Quang Huy 14 Vi Mạnh Hưng 8E 6 14 Nguyễn Thanh Hiệp 8G 9 15 Ngô Tuấn Hưng 8E 7 15 Nguyễn Khắc Hiệp 8G 5 16 Ngô Thị Hương 8E 6 16 Ngô Đức Hiếu 8G 8 Nguyễn Văn 17 17 8E 6 Vũ Việt Hùng 8G 7 Hướng Nguyễn Lê Diệu 18 18 8E 5 Ngô Mạnh Hưng 8G 8 Linh 19 Ngô Toàn Lộc 8E 7 19 Nguyễn Hữu Khải 8G 6 20 Nguyễn Khắc Duy 20 Trần Văn Lực 8E 6 8G 9 Khánh Ngô Thị Khánh 21 21 8E 8 Hà Thùy Linh 8G 7 Ly Nguyễn Thị Thu 22 Nguyễn Thị Khánh 22 8E 6 8G 9 Mai Linh Nguyễn Hữu Gia 23 23 8E 8 Trần Văn Long 8G 7 Minh Phạm Trương 24 24 8E 5 Nguyễn Nhật Minh 8G 6 Bích Ngọc Đào Quang 25 25 8E 6 Nguyễn Thị An Na 8G 10 Ngọc 26 Nguyễn Yến Nhi 8E 6 26 Nguyễn Xuân Nghĩa 8G 6 27 Hứa Hải Phi 8E 3 27 Nguyễn Văn Nhân 8G 7 28 Trần Viết Phú 8E 8 28 Lê Yến Nhi 8G 8 29 Ngô Thị Bích 29 Lê Thị Phượng 8E 8 8G 10 Phượng 30 Trần Đức Tân 8E 6 30 Nguyễn Đức Sơn 8G 5 31 Ngô Xuân Tấn 8E 5 31 Vũ Minh Tâm 8G 9 32 Ngô Anh Thơ 8E 8 32 Nguyễn Văn Tiến 8G 8 33 Ngô Sách Thực 8E 5 33 Nguyễn Huy Tiến 8G 7 Nguyễn Thị 34 34 8E 9 Nguyễn Hữu Tuấn 8G 8 Huyền Trang Vương Quốc 35 35 8E 4 Trần Thanh Tùng 8G 8 Trọng 36 Ngô Văn Trọng 8E 6 36 Nguyễn Văn Thắng 8G 7 Nguyễn Thảo 37 37 8E 8 Nguyễn Thanh Trúc 8G 9 Vân Nguyễn Thị 38 38 8E 6 Nguyễn Như Trường 8G 5 Hồng Yến 39 Nguyễn Hải Vân 8G 8 28
- 40 Nguyễn Thị Tường 8G 8 Vy 41 Nguyễn Ngọc Như 8G 6 Ý Trước khi áp dụng 18 17 17 16 14 14 12 12 10 8 8 7 6 4 2 2 2 0 Chưa đạt (0-4) Đạt (5-6) Khá (7-8) Tốt (9-10) 8E 8G Sau khi áp dụng 25 20 20 18 15 10 10 9 8 8 5 4 2 0 Chưa đạt (0-4) Đạt (5-6) Khá (7-8) Tốt(9-10) 8E 8G Biểu đồ so sánh kết quả 29
- PHẦN V. CAM KẾT Trên đây là nội dung biện pháp thực hiện, kết quả và những bài học kinh nghiệm của đề tài mà bản thân đã rút ra trong quá trình giảng dạy. Mặc dù đã rất cố gắng khi thực hiện biện pháp này nhưng tôi cảm thấy vẫn còn thiếu sót. Vậy tôi mong được sự trao đổi, góp ý của các đồng nghiệp, các giáo viên có kinh nghiệm của trường THCS Tam Sơn và Phòng giáo dục - đào tạo Thành phố Từ Sơn để đề tài được hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của HS là trung thực. Tôi xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Tam Sơn, ngày 5 tháng 11 năm 2023 GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hồng Nhung 30